Rate this post

Những bài học xương máu trong cuộc sống, cho đến nay những bài học này vẫn mang đến những giá trị nhất định được mọi người vận dụng rất nhiều vào cuộc sống và công việc kinh doanh.

Câu chuyện thứ nhất: Chiếc đồng hồ

Một hôm, người cha lỡ làm lạc mất chiếc đồng hồ đeo tay, ông bực bội lục lọi tìm kiếm khắp nơi, nhưng tìm cả buổi cũng không thấy. Đợi đến khi ông ra ngoài, đứa con lặng lẽ vào phòng, trong chốc lát đã tìm được.

Người cha hỏi: Sao mà con tìm ra được vậy?

Đứa con trả lời: Con chỉ ngồi im lặng, một lát sau có thể nghe được âm thanh tí tách nho nhỏ, thế là con tìm ra.

Bài học rút ra: Chúng ta càng nôn nóng tìm kiếm, càng tìm không ra thứ mình muốn tìm, chỉ có bình tĩnh lại, mới nghe được âm thanh trong đáy lòng.

Câu chuyện thứ 2: Nhà tắm công cộng

Người nam: Ông chủ, tắm ở đây bao nhiêu tiền?

Chủ tiệm: Nhà tắm công cộng nam thì 10 đồng, nhà tắm công cộng cho nữ thì 100 đồng.

Người nam: Ông định cướp tiền thiên hạ chắc…

Chủ tiệm: Bây giờ anh muốn nhà tắm nam hay nữ đây?

Người nam… quả quyết đưa 100 đồng, rồi bước vào nhà tắm dành cho nữ, phát hiện ra toàn là đàn ông ở đó cả!

Anh em trong bồn tắm: Hãi, lại thêm 1 thằng nữa!

Bài học rút ra: Tiêu thụ trong kinh doanh từ trước tới giờ không dựa vào giá thấp mà bán được hàng, mấu chốt là phải dẫn dắt được nhu cầu khách hàng.

Câu chuyện thứ 3: Chiếc ly thủy tinh

Khi trong ly thủy tinh đựng đầy sữa bò, mọi người nói “đây là sữa bò”; khi đựng đầy dầu, mọi người nói “đây là dầu”; chỉ khi chiếc ly không đựng gì, mọi người mới nhìn đó là chiếc ly.

Bài học rút ra: Cũng như vậy, khi trong lòng chúng ta tràn đầy học vấn, tài phú, quyền thế, thành tựu và thành kiến, thì đã không còn là chính mình. Thường khi đã có được hết thảy mọi thứ, lại không thể là chính mình.

Câu chuyện thứ 4: Người giao hàng

Một nữ đồng sự xinh đẹp, quyến rũ được chồng mang đồ ăn trưa đến công ty, không nói chuyện câu nào đã vội rời đi.

Một đồng nghiệp nam thấy vậy bèn hỏi: “Ai vậy?”

Người nữ: Người giao hàng đấy!

Người nam: Sao không thấy trả tiền?

Người nữ: Không cần đâu, buổi tối ngủ với người đó một giấc là được rồi!

Ngày hôm sau, người nam đồng nghiệp mang đến cho người nữ một bữa trưa 4 món cơm canh đầy đủ….

Bài học rút ra: Hình thức buôn bán không thể đơn giản bắt chước. Hình thức của người khác nhất định đã bao gồm những điều kiện và tiêu chuẩn yêu cầu từ trước, muốn bắt chước hình thức đó nhất định phải có tìm hiểu và biện pháp tương xứng.

Câu chuyện thứ 5: Hai con hổ

Hai con hổ, một con trong lồng, một con ở nơi hoang dã. Cả hai đều tự thấy hoàn cảnh của mình không tốt, luôn thấy hâm mộ đối phương. Chúng quyết định trao đổi cho nhau. Lúc đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng lâu sau cả hai con đều chết: Một chết vì đói khát, một chết vì u buồn.

Bài học rút ra: Đôi khi, con người không thấy hài lòng với hạnh phúc mình đang có, cứ luôn hướng mắt về hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, ai cũng có chỗ yêu thích và đáng ngưỡng mộ cả.

Câu chuyện thứ 6: Sư phụ và đệ tử

Sư phụ: Nếu các con muốn nấu một bình nước sôi, nhóm lửa đến nửa chừng rồi mới phát hiện không đủ củi, các con làm thế nào đây?

Có đệ tử nói phải nhanh đi tìm củi, có đệ tử nói đi mượn, có đệ tử nói đi mua.

Sư Phụ: Vậy tại sao các con không đổ một ít nước ra khỏi bình?

Bài học rút ra: Chuyện trên đời không phải tất cả đều như ý mình được, có xả bỏ đi mới đắc được.

Câu chuyện thứ 7: Sự lựa chọn

Một người Bắc Kinh, năm 1984, vì muốn thực hiện giấc mộng xuất ngoại, đã bán đi căn nhà cấp 4 ở trên đường cái, được 30 vạn Nhân dân tệ, ly biệt quê hương đến Italia đãi vàng…

Tha hương phiêu bạt, mưa lớn phải đi giao hàng, nửa đêm học ngoại ngữ, sống trong khu ổ chuột bị hiếp đáp 7 lần, bị đánh 3 lần… vất vả dành dụm, đến nay đầu đã bạc phơ, 30 năm rồi, cuối cùng cũng tích lũy được 1 triệu EUR (khoảng 7,68 triệu Nhân dân tệ), dự định sẽ về quê dưỡng lão, tận hưởng vinh hoa.

Về đến Bắc Kinh, mới phát hiện căn nhà cấp 4 năm đó bán đi giờ đang treo bảng nhờ môi giới bán với giá 80 triệu Nhân dân tệ, trong chốc lát người này dường như sụp đổ…

Bài học rút ra: Có lẽ, con người hơn nửa cuộc đời là dọ dẫm, bận bịu ngược xuôi… Có đôi khi, lựa chọn so với cố gắng lại quan trọng hơn!

Câu chuyện thứ 8: Cụ già và đứa trẻ

Cụ già nói với đứa trẻ: Nắm chặt nắm tay của con lại, nói cho ông biết con thấy thế nào?

Đứa trẻ nắm chặt tay lại rồi nói: Hơi mệt ông ạ!

Cụ già: Thử nắm chặt một chút nữa xem!

Đứa trẻ: Con thấy mệt hơn ông ạ! Có một chút tức thở!

Cụ già: Vậy thì con buông tay ra!

Đứa trẻ thở một mạch: Thoải mải hơn nhiều rồi ạ!

Cụ già: Khi con thấy mệt, con càng nắm chặt con càng mệt, buông nó ra, sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều!

Bài học rút ra: Đạo lý đơn giản, biết buông tay mới thấy nhẹ nhõm!

Câu chuyện thứ 9: Nước hoa

Nước hoa của công ty bách hóa, 95% là nước, còn 5% là khác nhau, đó đều là nhờ bí mật công thức khác nhau. Con người cũng như vậy, 95% mọi thứ căn bản là như nhau, khác biệt chỉ then chốt ở 5% mà thôi, bao gồm đặc sắc tu dưỡng, hay dục vọng, đau khổ, hạnh phúc của mỗi người.

Bài học rút ra: Tinh dầu phải sắc 5 năm, 10 năm mới thêm vào được nước hoa, con người cũng vậy, phải kinh qua phát triển rèn luyện, mới có được “hương vị” độc nhất vô nhị.

Câu chuyện thứ 10: Lý do hết mình

Một chiếc xe buýt chở đầy hành khách đang lao xuống dốc với tốc độ rất nhanh, phía sau có một người vẫn cố chạy đuổi theo chiếc xe.

Một hành khách trên xe liền thò đầu ra nói với người đang đuổi theo kia rằng: “Anh bạn à! Đừng chạy nữa, không lên được đâu”

“Tôi phải bắt kịp nó”, người này thở hồng hộc nói: “Tôi là tài xế”

Bài học rút ra: Có những người tất yếu phải vô cùng kiên trì nỗ lực với trách nhiệm mình đang gánh, bởi vì không thế có khi hậu quả sẽ rất khôn lường, bi thảm, họ nhận thức được điều đó vì bản thân và vì những người khác. Bên cạnh đó, cũng nhờ vậy mà họ có thể tập trung toàn bộ bản năng, ý chí để theo đuổi chúng.

Câu chuyện thứ 11: Thì ra là thế

A: Có tên hàng xóm mới chuyển đến thật đáng ghét, đêm qua đang yên đang lành thì hắn qua nhấn chuông nhà tôi inh tai.

B: Đúng ghét thật! Thế cậu đã báo cảnh sát chưa?

A: Không, tớ xem hắn như kẻ điên, chẳng thèm để ý tiếp tục thổi kèn.

Bài học rút ra: Bất cứ việc gì cũng có nguyên nhân, trước tiên hãy xem xét bản thân mình, đừng vì mất bình tĩnh mà không nhìn nhận được vấn đề đang xảy ra trước mắt. Khi tâm trí thật sự thông suốt bạn sẽ thấy sự việc hết sức đơn giản.

Câu chuyện thứ 12: Hiểu lầm

Chủ nhật, Trương Tam lái xe men sườn núi, trong lúc đang mải mê ngắm cảnh đẹp bên đường, đột nhiên có một chiếc xe tải chở hàng trờ đến, người tài xế mặt đen xì ngoái ra ngoài cửa sổ hét: “Bò!”

Trương Tam càng nghĩ càng bứt rứt, càng nghĩ càng bực tức, vì vậy anh ta cũng thò đầu ra cửa sổ xe chửi lại: “Mày mới là đồ đầu bò”

Vừa chửi xong, anh ta đâm sầm vào một đàn bò đang đi qua đường.

Bài học rút ra: Trong chốc lát đừng vội hiểu lầm ý tốt của người khác, nó chỉ khiến bản thân mình lãnh hậu quả, mà còn khiến người khác tổn thương. Vì vậy, trước khi hiểu rõ vấn đề, hãy học cách kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh quan sát mọi chuyện để khi sự việc xảy ra không hối tiếc.

Câu chuyện thứ 13: Hậu sinh khả úy

Đứa con trai hỏi bố: “Có phải kiến thức của bố bao giờ cũng hơn của con phải không ạ?”

Ông bố trả lời: “Dĩ nhiên rồi con trai”

Đứa con hỏi tiếp: “Đèn điện do ai phát minh vậy bố?”

Bố: “Edison”

Con trai lại hỏi: “Vậy sao cha của Edison không phát minh ra đèn điện ạ?”

Bài học rút ra: Thật kì lạ là có nhiều người cứ dựa vào tuổi tác để khẳng định những gì mình nói, mình hiểu luôn đúng trong khi chỉ là cái vỏ rỗng. Họ thích thể hiện quyền uy mà không nghĩ rằng cuộc sống ngoài kia luôn vận động và chẳng có thứ gì họ có thể áp đặt chỉ dựa vào tuổi tác cả.

Câu chuyện thứ 14: Đừng lo lắng

Tiểu Minh tắm vô tình nuốt phải một ít xà phòng, mẹ cậu lo lắng vội gọi điện đến nhà một bác sỹ cầu cứu. Vị bác sỹ nói: “Giờ tôi còn mấy bệnh nhân nữa, phải hơn nửa tiếng nữa mới tới được”.

Mẹ Tiểu Minh cuống cuồng: “Vậy trước khi ông đến tôi phải làm gì?”

Vị bác sỹ nói: “Cho nó uống một ly nước trắng, sau đó bảo nó nhảy mấy cái, cô có thể bảo cháu nó nhả bong bóng xà phòng để giết thời gian”.

Bài học rút ra: Hãy làm mọi thứ đơn giản đi, bình tĩnh và thả lỏng cơ thể, cuộc sống cần gì phải lo lắng vì những chuyện quá nhỏ đến thế? Sự việc dù sao cũng đã xảy ra rồi, sao không bình tĩnh mà đối diện. Lo lắng không giải quyết được vấn đề, vậy chi bằng cứ bình tĩnh đi.

Câu chuyện thứ 15: Chìa khóa

Một chiếc khóa lớn, kiên cố treo trên cánh cửa, một thanh sắt gắng hết sức bình sinh cũng không tài nào mở được. Nhưng chỉ cần chiếc chìa khóa nhỏ bé đưa vào ổ khóa, xoay nhẹ, chiếc khóa đã đánh “Cạch” một tiếng mở ra.

Thanh sắt kinh ngạc hỏi: “Sao tôi dùng bao nhiêu sức cũng không sao mở được, mà cậu lại nhẹ nhàng mở một cách dễ dàng như thế?”

Chìa khóa đáp: “Vì tớ là người hiểu trong lòng nó nhất”.

Bài học rút ra: Bên trong mỗi người đều giống như chiếc khóa lớn kia, nếu bạn cứ cố gắng như thanh sắt kia cũng vô ích. Phải biết quan tâm, thấu hiểu lòng người khác, hiểu họ thì mới mong khai mở được cánh cửa.

Câu chuyện thứ 16: Thái độ

Hai bố con đi ngang một khách sạn 5 sao, nhìn thấy một chiếc xe vô cùng sang trọng tiến vào.

Con trai nói với bố giọng khinh bỉ: “Những kẻ ngồi trong xe đó đều là kẻ vô học”

Bố khẽ nhìn con nói: “Kẻ nói những lời này, trong túi chắc chắn không có một xu”

Bài học rút ra: Cách bạn nhìn nhận sự việc cũng sẽ phản ánh chính thái độ tích cực của bạn hay không. Do đó cách nhìn và cách đánh giá của bạn là vô cùng quan trọng, nó có thể quyết định cả lối sống của bạn nữa đó.

Câu chuyện thứ 17: Chuyện rửa bát

Cơm tối xong, mẹ và con gái cùng rửa bát, bố và con trai ngồi phòng khách xem tivi.

Đột nhiên, từ trong nhà bếp vang lên tiếng bát vỡ, rồi sau đó im lặng.

Con trai nhìn bố nói: “Chắc chắn là mẹ làm vỡ”.

Bố: “Sao con biết”

Con trai: “Vì không nghe thấy tiếng mẹ mắng”.

Bài học rút ra: Chúng ta thường có thói quen đánh giá người khác mà không hề nhìn nhận về bản thân mình, dẫu hai sự việc có thể như nhau, luôn luôn muốn đổ trách nhiệm về phía người khác mà quên đi sự khoan dung như với chính mình.

Câu chuyện thứ 18: Cách nhìn

Có hai đoàn khách Đài Loan đi du lịch ở đảo Izu Nhật Bản, đường đi rất xấu, toàn ổ gà.

Một hướng dẫn viên không ngớt nói lời xin lỗi đến du khách, nói con đường gồ ghề và nát như tương.

Trong khi một hướng dẫn viên khác liền mượn ý thơ nói với đoàn du khách của mình: Thưa quý khách, con đường chúng ta đang đi đây chính là con đường “lúm đồng tiền” nổi tiếng của Izu làm say đắm biết bao người.

Bài học rút ra: Cùng một tình huống nhưng cách nhìn nhận khác nhau sẽ dẫn đến thái độ khác nhau. Ý nghĩ là một điều kỳ diệu, bạn suy nghĩ thế nào thì đó là quyền của bạn.

Câu chuyện thứ 19: Khích lệ

Một học sinh lớp 3, trong bài văn của mình viết mong muốn sau này trở thành một chú hề.

Một thầy giáo nhận xét: Không có chí lớn, dạy cũng bằng không.

Một thầy giáo khác lại nói: “Mong em sẽ mang tiếng cười đi khắp thế giới”.

Bài học rút ra: Làm người lớn không chỉ phải biết động viên khích lệ trẻ nhỏ, mà còn phải hiểu rõ định nghĩa thế nào là thành công để khích lệ trẻ đúng mực, bởi vì phải cho các em hiểu rõ tầm quan trọng và giá trị của bất kì nghề nghiệp nào.

Câu chuyện thứ 20: Chuyện ở Cố Cung

Tại Bảo tàng Cố Cung, người vợ sốt ruột và càm ràm với chồng rằng: “Tôi cứ tự hỏi sao ông đi chậm thế, thì ra ông cứ đứng mãi đây xem cái thứ này”.

Bài học rút ra: Có những người đi qua những thứ giá trị với ý nghĩ rong chơi, nhưng với những người khác đó còn là món ăn tinh thần mong muốn được thưởng thức từ từ, đừng lấy suy nghĩ của mình áp đặt cho người khác. Bởi vì, với những người vội vã họ chỉ cặm cụi đi, có thể họ sẽ đánh mất cơ hội được thưởng lãm những bông hoa đẹp hai bên đường.

Câu chuyện thứ 21: Nấu ăn

Vợ đang nấu ăn trong bếp. Chồng đứng bên cạnh lải nhải suốt. Cẩn thận. Lửa to quá rồi kìa. Mau trở cá lại. Mau lấy cái xẻng tới, dầu cho nhiều quá. Để đậu phụ ngay ngắn lại. Hây da!

Vợ buột miệng: “Em biết nên nấu thế nào”

Chồng bình tĩnh trả lời: “Đương nhiên là em biết, vợ à. Chỉ là anh muốn em hiểu cảm giác của anh, lúc anh đang lái xe, em cứ càm ràm bên cạnh”

Bài học rút ra: Hãy học cách hiểu người khác và những khó khăn họ đang gặp phải, chỉ cần bạn đứng vào vị trí của họ thì gốc độ nhìn nhận của bạn về vấn đề chắc chắn cũng sẽ khác đi.