Rate this post

Sức hút của Haruki không phải từ thế giới siêu thực mà là những thứ được gói bên trong thế giới đó, là cảm xúc. “Những người đàn ông không có đàn bà” được xem là một trong những cuốn sách dễ đọc, tôi nghĩ vì nó ngắn nên dễ đọc! Ưu điểm là khi các chi tiết được cắt gọt, tiến trình nhìn thấy những thứ cảm giác Haruki miêu tả là nhanh hơn.

Xem thêm: Review Kiêu Hãnh Và Định Kiến

Như chạy marathon ngắn, việc đến đích đã là điều đáng hài lòng. Nhưng sự tinh gọn này đôi khi lại nảy sinh sự hời hợt bởi thời gian để cảm nhận có chăng đã đủ? Cho nên tôi sẽ viết thế này, đối với những tập truyện ngắn như thế này, việc dễ đọc là dễ đọc hết, không bao gồm việc hiểu được nó.

những người dàn ông không có dàn bà Những người đàn ông không có đàn bà_Haruki Murakami

Tôi không muốn nói mãi những thứ phức tạp này nọ kia trong truyện của Haruki, vì như vậy thì sai quá. Haruki chỉ kể những cảm xúc thường nhật của con người nhưng bằng thứ trải nghiệm không nhiều người có được. Vì thế, những ai đã hoặc đang trải qua họ gần như tìm thấy được phân mảnh của chính mình.

Theo tôi, việc đọc sách không phải là để hiểu những cảm xúc của người khác, của nhân vật trong truyện hay ý đồ của tác giả mà là để hiểu chính mình. Mỗi một tác phẩm bạn đọc sẽ phản chiếu điều gì đó thuộc về bạn. Cùng một cuốn sách, điều bạn ấn tượng không giống với người khác bởi trải nghiệm của mỗi người là khác nhau. Tôi thích câu nói Mark Twain “write what you know” và tôi chỉ có thể làm được thế thôi.

Xem thêm: Thu hút những điều tích cực với 3 cuốn sách hướng dẫn áp dụng luật hấp dẫn hiệu quả

Tôi bị ấn tượng sự hoàn hảo đáng sợ trong cuộc sống của bác sĩ Tokai, cảm giác mọi thứ cứ vừa khít nhau đến kỳ lạ. Phải chăng mọi thứ hoàn hảo luôn được ngụy trang và chờ một cái kết thảm hại?

Không hiểu sao, tôi lại nghĩ như vậy khi đọc câu chuyện này. Khi vị bác sĩ này yêu thật sự người phụ nữ kia, thứ ông và chồng của những tình nhân trước đây cùng trải qua là… sự chia sẻ đàn bà. Vụng trộm, sợ mất nhau, muốn chiếm hữu và yêu thương và oán hận,… Tình cảm không nên bị đùa giỡn. Cuối cùng xác thịt vẫn là xác thịt thôi nhưng những động chạm chẳng là gì cả mà là thứ cảm xúc nó mang lại, có thể khiến người ta trân trọng, tiếc nhớ hay ghê tởm!

-Tobe continued-

Xem thêm:

Review sách Thép đã tôi thế đấy – Nikolai A.Ostrovsky

Review Những ngã rẽ nghề nghiệp – JEFFREY J.SELINGO

[REVIEW] Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya