Review Sách Truyện Hay

Review sách hay còn gọi là nhận xét, đánh giá về một cuốn sách là một cách cung cấp thông tin của cuốn sách đó. Bài review được viết khi người viết đã đọc và có những cảm nhận riêng của bản thân
  1. Trước hết, chúng ta cần hiểu “Review sách”nghĩa là gì?
Review là từ không còn mấy xa lạ với chúng ta, bạn đã vô tình nghe ở đâu đó rồi, nhưng bạn đã bao giờ tìm hiểu kĩ ý nghĩa của từ review chưa? Theo từ điển Cambridge, review có thể hiểu đơn giản là: Một danh từ: có nghĩa là sự xem xét lại. Một nội động từ: có nghĩa là viết một bài phê bình về cuốn sách, vở kịch, phim,… Một ngoại động từ: có nghĩa là hồi tưởng lại, xem lại,… Viết review sách hay còn gọi là nhận xét, đánh giá về một cuốn sách là một cách cung cấp thông tin của cuốn sách đó. Bạn không nên xem review là quảng cáo sách vì bài review được viết khi người viết đã đọc và có những cảm nhận riêng, họ có đủ thông tin để có thể đưa ra những lời nhận xét chính xác nhất. Bài review thể hiện cái nhìn trung thực về cuốn sách được đề cập tới.
  1. Nguyên tắc khi viết review sách là gì?
Để có một bài review tốt, chúng ta cần một nội dung tốt và một kỹ thuật tốt. Nội dung tốt thì có thể dễ dàng tạo dựng. Đa số mọi người không nhận ra, nhưng sau khi đọc một cuốn sách thì mình chắc rằng ai cũng có những điều thú vị để nói. Kỹ thuật tốt lại khó hơn – nó dường như khá trừu tượng và đó thường là thứ làm nên hoặc phá hỏng một bài viết. Bạn có thể tự đặt ra cho mình những nguyên tắc riêng khi viết một bài review sách. Nhưng, cái riêng vẫn cần dựa trên cơ sở của những chuẩn mực chung. Có 5 nguyên tắc mà mình đã áp dụng khi viết một bài review và mình tin rằng ai cũng cần phải ghi nhớ 5 nguyên tắc đó:
  1. Bài review sách không phải là một bài quảng cáo.
Điều đó đồng nghĩa với việc bài viết sách sẽ không mang mục đích thương mại, chèo kéo người đọc mua cuốn sách mà bạn đang đề cập tới. Hãy xác định rõ mục tiêu mình cần có với 3 câu hỏi: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Nếu vậy thì viết như thế nào?”.
  1. Bài review cần phải “đúng”.
“Đúng” ở đây là thế nào? Đó chính là sự chính xác khi bạn đề cập đến nội dung, tư tưởng chủ đạo của cuốn sách. Nên nhớ rằng, sẽ không ai tốn cả chục phút chỉ để ngồi đọc một bài review dài cả vài nghìn từ nhưng lại luyên thuyên, nhảm nhí, không đi đúng trọng tâm khi nội dung sách một đằng mà bạn lại “bẻ lái” sang một kiểu được đâu.
  1. Bài review cần phải đảm bảo yếu tố rõ ràng, mạch lạc.
Làm thử một ví dụ nhỏ. Hai đoạn văn sau đây bạn muốn đọc đoạn nào hơn? – Đoạn văn không tách đoạn: Mưu cầu và đạt được hạnh phúc cuối cùng có thể là mục tiêu cả đời của nhiều người. Nhưng làm sao để có thể hạnh phúc dài lâu? Mình cho rằng có 3 yếu tố quan trọng. Một là sự phát triển nhận thức. Tự nhận thức nôm na là biết bạn là ai, nhận thức rõ ràng về tính cách, điểm mạnh yếu của bản thân. Là hiểu mình muốn gì, suy nghĩ ra sao, có niềm tin gì, động lực nào,v.v. Vẫn là đoạn đó, nhưng đã được tách đoạn: Mưu cầu và đạt được hạnh phúc cuối cùng có thể là mục tiêu cả đời của nhiều người. Nhưng làm sao để có thể hạnh phúc dài lâu? Mình cho rằng có 3 yếu tố quan trọng: Một là sự phát triển nhận thức. Tự nhận thức nôm na là biết bạn là ai, nhận thức rõ ràng về tính cách, điểm mạnh yếu của bản thân… Mình chắc chắn rằng, có tới 99% người được hỏi sẽ chọn đọc đoạn văn thứ 2. Vì sao ư? Câu trả lời là: chẳng ai có đủ kiên nhẫn để ngồi đọc một “bài sớ” dài dằng dặc rồi tự tìm ra ý mà bạn muốn nói cả. Bởi vậy, khi viết bất cứ thứ gì, dù là luận văn, viết báo hay viết review, hãy luôn cố gắng làm sao để ý tứ của bạn rõ ràng, mạch lạc nhất. Đừng ngại ấn “enter” để tách đoạn, chia tách bài viết hợp lý, bố cục mạch lạc. Nó sẽ giúp người đọc có trải nghiệm đọc thoải mái hơn. Phần hiển thị nhìn sạch sẽ, rõ ràng hơn thì người đọc cũng có xu hướng đọc lâu hơn và nhiều hơn.
  1. Làm nổi bật giá trị cốt lõi của cuốn sách.
Nói cách khác, bài review của bạn cần có chiều sâu, có điểm nhấn riêng. Một trong những điều tệ nhất trên bài viết là nó chẳng nói lên điều gì cả. Chúng tầm thường một cách bất ngờ. Cho nên thường người ta viết những thứ vớ vẩn. Một bài viết thể hiện được cái tôi riêng của bạn sẽ tạo hứng thú cho người đọc và thôi thúc họ đọc tiếp.  
  1. Luôn hướng tới người đọc.
“Tại sao tôi phải đọc bài viết này của bạn?”“Hãy cho tôi một lý do để đọc nó?”,… Sẽ có những thời điểm mà bạn phải cho độc giả thấy được lý do để họ phải dành thời gian đọc bài viết của bạn, đặc biệt khi bạn đang viết một bài khá dài. Bạn hãy nhớ rằng, bạn có ít thời gian, còn họ thì có nhiều sự lựa chọn.  

Page 17 of 17 1 16 17