Rate this post

Đọc Online

TRUOC-MUA-MUA-BAO-Tran-Nhuan-Minh

Tải “Trước Mùa Mưa Bão PDF”

tai pdf sach vui 2 Trước Mùa Mưa Bão

Nguồn: Tve-4u.org

Tác giả: Trần Nhuận Minh
Truyện vừa
Xuất bản: Rạng Đông – Hà Nội, tháng 4 năm 2021
Biên tập, hiệu đính: Lê Thanh Minh
Trình bày, bìa, tạo Ebook: matthoigian2001@

***
– Giải Nhất – Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương (1976 -1979)
– Giải A – Nhà xuất bản Kim Đồng (1979 – 1980)
***
Văn bản này in nguyên văn bản in lần thứ Hai, năm 1995, của Nhà xuất bản Kim Đồng
(với Lời Giới thiệu của nhà văn Ma Văn Kháng) có sửa chữa một số câu chữ so với bản in lần thứ Nhất năm 1980.
***

Ông là thợ gò hàn giỏi, tột bậc 7/7. Bàn tay ông cứng, ram ráp như vẩy cá. Mỗi ngón tay đều cộm một nốt sần. Ông nói: Suốt đời ông chẳng biết học là gì. Vì thế, trí khôn của ông, nằm ở những nốt sần ấy. Những nốt sần ấy, nó biết nghĩ đấy. Tự hào về mình vậy, thế mà một ngày kia, khi vào công việc thử thách, so chiếu mình với thế hệ trẻ, được học hành chu đáo, người thợ già nọ phải thất vọng kêu trời rằng, những nốt sần – trí khôn ấy, nó đã phản ông. Và hệ luận ông rút ra để dạy cháu là: Phải học!
Tôi ngờ rằng, những nốt sần – trí khôn của tác giả này, là ở nhân vật Ông tôi, cùng chi tiết trên. Và đã 15 năm, kể từ lần đọc đầu tiên, tôi vẫn nhớ như một ám ảnh, cái gia đình năm người thợ mỏ, ông Tư Đặc và một loạt chân dung thợ mỏ đặc hiệu, cùng câu chuyện làm ăn một cách hào hứng và tự nhiên của họ.
Thật là hào hứng và tự nhiên, cái công việc làm phà nổi, một biện pháp kĩ thuật để khai thác than ở độ sâu dưới mặt nước biển. Nó, chính nó là cái trục chính, tạo nên mối liên hệ giữa các nhân vật, tuy đã có gắn bó trong quan hệ gia đình. Nó cũng là nơi để con người bộc lộ nhân cách mình. Chuyện nói về sản xuất than mà nhân vật không bị vùi lấp trong than, đất. Từ anh kĩ sư, bác lái máy xúc, đến cô vẫy đầu đường, người lái bò tót, bác thợ già đã về hưu, thậm chí cả một người thợ nổ mìn đã mù đặc hai mắt… Mỗi người một vẻ, một kiểu cách, nhưng thảy đều như trong một cơ chế bẩm sinh, lo toan công việc chung một cách cực kì hồn nhiên, trong trẻo. Truyện thật trong lành mà không dễ dãi. Bình dị, chân phương về hồn cốt, mà tinh tường, chắt lọc. Tôi nhớ những câu văn rất kiệm lời, mà có sức vang hưởng của tác giả. Và khi đọc truyện này lần đầu, tôi đã nghĩ, nó sẽ còn được tìm đọc.
Quả nhiên, cuốn sách sau khi chiếm giải Nhất cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật cho thiếu nhi của Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam (1976 – 1979), tiếp tục được sự tìm đọc nhiệt tình của bạn đọc gần xa. Nó đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha… Thú vị nữa là nó đã được trích đoạn in trong sách giáo khoa lớp 3, 4, cho đến tận hôm nay.
Nâng cuốn sách trên tay, lần giở từng trang trân trọng, không còn nhớ đến cái thời điểm, bối cảnh nó đã ra đời là 15 năm cách đây, cũng không còn vương vất tí chút nào về cái vẫn được gọi là khu vực đề tài, nghĩa là chỉ còn ta và cuộc đời, với những con người sống động trên trang sách, ta càng thấy nó đúng là cái còn lại, đáng còn lại sau thời gian.
Tiếng xe đi như luồng gió thổi.
Hàng ngàn cây thông đã thắp lên hàng vạn ngọn nến trang trọng và trầm tĩnh.
Tiếng búa nghe như tiếng khánh bạc…
Tôi yêu những câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc, của nhà thơ – tác giả. Nhiều khi thật buồn, đọc cả một cuốn sách dày, mà chẳng nhặt được một câu thích thú nào…