5/5 - (2 bình chọn)

Cuốn sách được viết bởi nhà báo tự do Joshua Foer. Thường Joshua sẽ đến Giải vô địch trí nhớ Mỹ dưới tư cách một nhà bái viết bài. Nhưng cũng vì sự tò mò, thôi thúc anh rằng liệu các thí sinh tham gia kia họ được sinh ra với một não bộ siêu phàm hay họ có những mẹo gì để cải thiện được trí nhớ vượt trội? Để rồi sau 1 năm, anh đến với chương trình không phải dưới tư cách là nhà báo nữa mà là một thí sinh và vinh dự trở thành người chiến thắng cuộc thi năm 2016, đồng thời xác lập kỷ lục mới trong vòng thi “nhớ quân bài nhanh”(1 phút 40 giây và đương nhiên tại thời điểm này thì kỷ lục này đã bị phá vỡ)

Tương tự như cuốn sách mình từng đọc trước đó là “Trí tuệ Do Thái”, phương pháp ghi nhớ được áp dụng ở đây là gắn con số cho một hình ảnh hoặc màu sắc. Với những thứ cần nhớ, chúng ta gắn cho chúng vào những Lâu đài ký ức(Chương Năm) nhưng nói thật với các bạn, đọc để cho biết thôi chứ cách áp dụng thì hơi khó. Do cuốn sách lấy ví dụ gắn theo những nhân vật quốc tế, họ có thể hình dung được chứ như mình thì chịu chết.

review Nhảy Moonwalk Cùng Einstein
Review Nhảy Moonwalk Cùng Einstein

Tuy nhiên cuốn sách khiến mình không thể rời mắt được từ chương 7 trở đi(Sự suy tàn của trí nhớ). Và 4 chương cuối là 4 chương yêu thích đỉnh cao của mình. Mà các bạn cũng rất rất cần đọc. Vì ở đây, Joshua tập trung đưa ra các khía cạnh khác như “Ngưỡng hài lòng”(Cụ thể là khi chinh phục kỹ năng mới cần trải qua: Kỳ nhận thức -> Kỳ kết nối -> Kỳ tự quản. Và trong kỳ tự quản, bản thân dễ đánh mất kiểm soát có ý thức về thứ đang làm nên dần dần không còn chú ý, dẫn tới trình độ đứng im).

Còn rất nhiều mặt khác được Joshua đề cập đến nữa nhưng mình không thể kể hết ra ở đây. Nên các bạn hãy tìm đọc ngay đi ạ. Chắc chắn sẽ giúp thay đổi mindset của bạn rất nhiều đó ạ

Trong cuốn sách cũng trích dẫn một câu của Lý Tiểu Long mà mình rất thích đó là: “Không có giới hạn, chỉ có các tầm cao, và bạn không được giậm chân tại đó, bạn phải vượt qua chúng. Nếu nó giết được bạn, nó sẽ giết bạn”

 “Con người phải chịu đau khổ, phải trải qua một thời kỳ căng thẳng, nghi ngờ ở bản thân, và bối rối. Rồi từ trong đống hỗn độn ấy mới sản sinh những tấm thảm thêu lộng lẫy nhất” – trích chương “Ngưỡng hài lòng”

Một số trích dẫn:

  • Rèn luyện trí nhớ không chỉ là để biểu diễn các trò vui vào mỗi dịp tiệc tùng, mà còn để nuôi dưỡng một điều mang tính nhân văn sâu sắc và tối quan trọng. – Joshua Foer
    Nếu bản chất của việc làm người là phải ghi nhớ, thì ghi nhớ nhiều hơn có nghĩa là trở nên con người hơn. – Edward Cooke
  • Nhờ tận dụng trí nhớ ở mức cao nhất, chúng ta sẽ khơi mở được bể tiềm năng nhân loại vẫn còn chưa được động tới. – Tony Buzan
    Một số nhận xét từ truyền thông:
  • Một hiện tượng thực sự… Một phần vẻ đẹp của cuốn sách nằm ở việc nó cho thấy rõ trí nhớ và khả năng hiểu mọi thứ thật ra là hai phạm trù chẳng hề khác biệt. Việc xây dựng khả năng lập luận và khả năng khơi gợi lại thông tin luôn đi cùng nhau. – Bill Gates
  • Một hành trình khám phá độc đáo và thú vị, về cách thức và lý do để chúng ta ghi nhớ. – Kirkus Reviews
  • Cuốn sách đầy sức lôi cuốn này là lời ngợi ca hùng hồn dành cho vẻ trác tuyệt của trí nhớ. – The Washington Post

Về tác giả:

Joshua Foer sinh ngày 23 tháng 9 năm 1982, là nhà báo tự do sống tại New Haven, bang Connecticut, Mỹ. Năm 2006, Foer giành chiến thắng trong giải Vô địch Trí nhớ Mỹ và xác lập kỷ lục mới trong vòng thi “nhớ quân bài nhanh” với tốc độ 1 phút 40 giây, nhờ đó trở thành đại diện của Mỹ trong giải Vô địch Trí nhớ thế giới. Các bài viết của Foer được đăng trên The New York Times, National Geographic, Slate, cùng nhiều ấn phẩm khác. Foer cũng tham gia với tư cách diễn giả của TED talk vào năm 2012, với bài nói mang chủ đề Feats of memory anyone can do (Những ngón nghề ghi nhớ mà ai cũng làm được).