Rate this post
Hokusai 1024x795 1 HOKUSAI - kẻ điên cuồng vì nghệ thuật

Tác giả review: Bà Bô

Tháng tám năm ngoái, mình được tặng cuốn Biến động (Jared Diamond) và vô cùng ấn tượng với bức tranh Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa của họa sĩ Katsushika Hokusai được sử dụng làm bìa của cuốn sách này. Một bức tranh của tác giả Nhật Bản dùng để minh họa cho sách của một tác giả người Mỹ, thoạt nghe có vẻ không hợp lý, nhưng quả thực không còn hình ảnh nào thích hợp hơn để mô tả sự biến động mà Jares Diamond đề cập trong cuốn sách này hơn là hình ảnh con sóng xanh cuộn trào và ngọn núi Phú Sĩ vững chãi ở phía xa xa. ‘Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa’ của Hokusai là một trong những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất thế giới. Nó là tác phẩm thuộc dòng tranh in mộc bản, qua bàn tay tài hoa của danh họa Katsushika Hokusai đã trở nên bất hủ, trở thanh biểu tượng của Nhật Bản.

Và hôm nay mình lại được tặng cuốn sách về tác giả của bức tranh lừng danh kia, mọi người ạ ! Đó là cuốn sách viết về Katsushika Hokusai của hai tác giả Johann Protais & Éloi Rousseau. Cuốn sách giới thiệu về cuộc đời thăng trầm của người nghệ sĩ nổi tiếng Nhật Bản, đồng thời chú giải về hoàn cảnh ra đời và quá trình sáng táng tác một số bức tranh khắc gỗ đã giúp cho danh tiếng của ông lan xa trên phạm vi toàn cầu.

Nửa sau thế kỉ 19, trường phái Nhật Bản trở thành thời thượng tại Paris, niềm đam mê nghệ thuật phương Đông đã thúc đẩy người châu Âu đến với đất nước Mặt trời mọc. Nhờ những người Pháp giàu có đến NHật Bản và đem tranh ảnh của Nhật về Paris trưng bày, Châu Âu đã biết đến và đón nhận Hokusai.

Phải kể đến 1 người đặc biệt đã giúp cho danh tiếng của Hokusai được lưu danh, đó là Edmond de Goncourt – người mà giờ đây chúng ta biết đến qua giải thưởng văn học mang tên ông – người rất đam mê tranh khắc gỗ và quyết định viết về người nghệ sĩ Nhật Bản mà ông cho là vĩ đại nhất lúc đó. Cuối thế kỷ 19, lúc này Hokusai đã mất, Edmond de Goncourt đến Nhật Bản để thu thập thông tin về ông và với bài viết của mình tại châu Âu, ông đã giúp cho Hokusai sống mãi trong ký ức của mọi người với biệt danh “kẻ điên cuồng vì nghệ thuật”

“Tôi bắt đầu có thói quen vẽ từ năm 5 tuổi. Tới tuổi 50, tôi đã vẽ được khá nhiều, nhưng phải tới năm 70 tuổi, tác phẩm của tôi vẽ ra mới thực có giá trị. Tới năm 73 tuổi, cuối cùng thì tôi cũng học được điều gì đó về bản chất chân thật của sự vật, chim, thú, côn trùng, cá, và cỏ cây. Để rồi tới năm 80 tuổi, tôi sẽ tiếp tục tiến bộ, và tới năm 90 tuổi tôi thấu tỏ được ý nghĩa sâu xa nhất trong vạn vật…”.

Hokusai1 1024x815 1 HOKUSAI - kẻ điên cuồng vì nghệ thuật

Điều đặc biệt ở những bức tranh khắc gỗ là bức tranh hình thành từ sự hợp tác giữa 3 ngành nghề khác nhau. Để thực hiện một bức tranh khắc gỗ đẹp, họa sĩ trước hết phải là một thợ khắc giỏi, và Hokusai hiểu rõ vấn đề nhất để đánh giá chất lượng của từng người tham gia, vì ông từng làm tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất ra bức tranh. Thợ khắc sẽ khắc tỉ mỉ bức tranh của họa sĩ lên các bản gỗ, sau cùng là thợ in, người đặt các bản gỗ lên giấy, đây cũng là khâu cần sự tỉ mỉ cao nhất. Và không như các bức tranh vẽ thông thường, chỉ có 1 bản duy nhất, với tranh khắc gỗ Nhật Bản, tác phẩm sẽ được sản xuất thành nhiều bản in, và bản in đầu tiên được ép ra từ bản gỗ in có màu sắc sống động nhất, và săc thái của màu ngày càng nhạt đi theo số lần tranh được in. Trung bình mỗi bản gỗ sẽ in được khoảng 300 bức thì sẽ bị mòn đi. Nhờ sự nhân bản này, những khách hàng trung lưu cũng có thể sở hữu và tiếp cận tác phẩm của những họa sĩ nổi tiếng đương thời.

Hokusai2 982x1024 1 HOKUSAI - kẻ điên cuồng vì nghệ thuật

Với cuốn sách này, bạn có thể tiếp cận đến những bức vẽ tuyệt tác của danh họa Hokusai, bao gồm:

Loạt 36 bức tranh về núi Phú Sĩ, Một nghìn hình ảnh biển cả, Cảnh trên quần đảo Ryukuyu…với sắc xanh đẹp tuyệt vời

Loạt tranh mỹ nhân Nhật Bản mà ta thường thấy trên bìa các cuốn tiểu thuyết của Nhật Bản (Nhóm tranh Bảy thói quen xấu, Bảy hiển nữ cho nhóm thơ Sho-fu-dai,..)

Loạt tranh về các diễn viên kịch và sân khấu kịch rất sống động, mới lạ

Loạt tranh về chim muông, hoa và tuyết (Chim công dưới tuyết, Hai con sếu trên cây thông phủ tuyết…)

Loạt tranh Một trăm câu chuyện về ma

Loạt tranh Một trăm bài thơ bà vú kể ( loạt này mình thích nhất luôn)

Để hình dung về vẻ đẹp và độ độc đáo của tranh Hokusai, không có lời nào chính xác bằng phát biểu của họa sĩ Degas khi ông nói về người nghệ sĩ Nhật Bản này rằng: “Hokusai không chỉ là người nghệ sĩ của Thế giới phù hoa như những nghệ sĩ khác. Ông là một hòn đảo, một lục địa, mình ông là cả thế giới”