4/5 - (2 bình chọn)

Đại khái!!!

Đó là ấn tượng đầu tiên của mình với cuốn sách mới tinh, bìa cứng thật đẹp nói về địa chính trị này. Không có quá nhiều điều để nói về nó tiếp theo, không như kỳ vọng của mình khi lần đầu tiên đọc giới thiệu về nó và ngoài việc có cái bìa thật xịn thì những bản đồ trong đấy còn chẳng được in màu nữa.

Với một cuốn sách chỉ hơn 400 trang thì bạn không thể trông đợi nó bàn quá sâu sắc về những điểm nóng trên thế giới. Nhưng với chủ đề kéo dài từ Nhật Bản, Triều Tiên qua Trung Quốc, Nga, Mỹ đến tầm cỡ châu lục như Tây Âu, Châu Phi, Mỹ Latin, Trung Đông, Nam Á và kéo đến cả Bắc Băng Dương thì hơn 400 trang là quá mức không đủ.

Hệ quả là người đọc đi từ chương này sang chương khác với cảm giác cưỡi ngựa xem hoa, nhìn thấy những vấn đề được tác giả Tim Marshall đưa ra, nhưng để tìm hiểu câu trả lời : “Tại sao lại vậy?” thì thật sự không đủ.  Mình có cảm giác quay lại thời phổ thông trong giờ địa lý, nhìn vào bản đồ đầy màu sắc và đọc những giải thích về tác động của địa lý đối với kinh tế – xã hội.

nhung tu nhan cua dia ly Những tù nhân của địa lý

Xem ngay: Ebook | Review sách | doraemon tập dài | truyện one pice

Không hay thì có thể tha thứ.

Không như kỳ vọng có thể trách mình kỳ vọng quá cao và chấp nhận mua ngay khi có trên tiki với chiết khấu chỉ 20%.

Không đủ sâu sắc có thể do mình đã đọc về chủ đề này đủ nhiều…

Nhưng những lỗi sai kinh điển như việc Nga “đang xây dựng hạm đội biển Đen tại Sevastopol” sau khi sáp nhập Crimea là một điều kỳ lạ. Bởi hạm đội biển Đen của Nga vốn luôn ở đấy từ năm 1783 kể cả trong những năm tháng Liên Xô sụp đổ và Crimea là một phần của nước Ukraine.

Hoặc một điểm khác, dù có thể không sai, nhưng việc tác giả cứ nói đến Đồng bằng Bắc Âu kéo dài từ Pháp đến tận Uran (Nga) khiến mình hơi hẫng vì trước giờ quá quen thuộc với Đồng bằng Đông Âu (East European plain) với đồng bằng Bắc Âu (North European plain) làm mình hơi hoang mang trong chương đầu tiên.