Rate this post

Review Người chồng vĩnh cửu – Tác giả: Đồng Vũ

Sachvui Review Audio

Đây là cuốn nằm trong seri cuộc đổ bộ của chàng Dostoyevsky trong hình dạng ba cuốn sách bìa giống hệt nhau mà có lẽ nó sẽ nằm mãi trên kệ sách ở nhà sách NTMK quận 1.

Bức tranh chân dung tâm lý của hai người đàn ông được xây dựng xoay quanh nhân vật là Trusotski – người bị vợ cắm sừng bao năm – là người chồng tận tụy, bị vợ xỏ mũi ông ta tỏ ra là người nhút nhát, sợ vợ, nhưng trên thực tế lại là người có suy nghĩ và hành động quyết đoán, độc lập một khi cần thiết. (sự đối lập của tính cách nhân vật luôn là đặc trưng của Dos)

Veltraninov – tất nhiên là người cắm sừng rồi : ))) Veltraninov có quan hệ tình cảm với Natalia, vợ của Trusotski, và anh nhận ra rằng mình là cha ruột của Liza.

Mạch truyền cứ thế xoay vần khi cô con gái Liza “được” (không biết dùng từ được hay bị thì hợp lý) Veltraninov gửi đến nhà người quen và cái chết chờ sẵn ở đó : ))))

Sau đó Trusotski muốn lấy con gái thứ 5 (or 6) của một người khác (19 tuổi) buồn cái là tất cả các cô gái trong gia đình đều thích Veltraninov. Và buồn hơn là cô con gái Trusotski thích đã bí mật đính hôn với một chàng trai khác. Một trích dẫn mà tôi tâm đắc: “Người ở độ tuổi mười chín đến bản thân mình còn chưa chịu trách nhiệm nổi, mà cậu lại còn dám đảm nhận với lương tâm mình tương lai của người khác, tức là tương lai của đứa trẻ giống như cậu! Liệu điều đó có thực sự là cao thượng không, theo cậu?”

142966072 1083476492124367 9059471125397914901 o Review Người chồng vĩnh cửu - Dostoyevsky

Cứ như thể Trusotski và Veltraninov là cặp song trùng bị kết dính với nhau bởi phụ nữ. Từ đầu là vợ của Trusotski sau đó là con gái của Veltraninov cả hai đều đã chết, nhìn một cách khó hiểu thì đây phải chăng là sự công bằng? Rồi đến các cô gái thì Veltraninov lại thắng thế hoàn toàn để đẩy lên cao trào cái lý do sát hại Veltraninov của Trusotski.

Còn một chi tiết mà tôi rất thông cảm với Trusotski đó là cái trò chơi trốn tìm khốn nạn. Bạn thử tưởng tượng rằng trong bữa tiệc mình đã bị tổn thương suốt buổi tối, rồi xin tụi kia cho chơi chung. Xong tất cả chúng nó đều cho mình leo cây và đi tán gẫu với thằng con trai khác (Veltraninov) thì dĩ nhiên là lỗi do thằng này òi : ))) Sự căng thẳng là cái không thể thiếu trong tác phẩm của Dos, cuốn nào mà thiếu căng thẳng là không hay : )

Tính mâu thuẫn trong tâm lý nhân vật của Dostoyevsky là luôn luôn có. Đó chính là điều hấp dẫn của ông, thật tiếc cho những ai không bị hấp dẫn, đọc Dos chính là con đường để đọc Nietzsche dễ nhất mà không cần thông qua người diễn giải. Qua trích đoạn này bạn có thể thấy đau đầu hoặc “đây là một câu nhảm nhí”: “Pavel Pavlovich từng muốn giết người, song không biết là mình muốn giết”. ?????????????

Bạn đọc review (tôi cũng không chắc đây có là review hay không nữa) đến đây thì sẽ thắc mắc: quái quỷ, rồi cuốn sách này có ích gì sau 150 năm?

Tôi chỉ có thể cam đoan là tính thời sự và chân lý của cuốn sách đến bây giờ vẫn không sai chạy ở thời đại này.

Đầu tiên đó là bi kịch của hai thanh niên Trusotski & Veltraninov, ngoài ra còn là bi kịch của tầng lớp thanh niên thời đó là: “Không biết tìm ra ai để mà kính trọng” – ngay tại thời điểm này bạn có nghĩ đến ai không?!

Tiếp theo là tính cách của “Người chồng vĩnh cửu” – là khi nào có bằng chứng rõ ràng, rành mạch mới tin, thậm chí ngay cả khi có bằng chứng cũng tự dối mình là do nguyên nhân công việc chứ không phải vợ mình. Chuyện này có ở thời bây giờ không? Có, nhưng tôi chỉ dám nói 2 chữ : “Ngân hàng” – đó là 1 ví dụ tôi biết trong vô vàn lát cắt khác của tâm lý người chồng vĩnh viễn.

Tệ hơn, tâm lý này ngày nay còn có xu hướng tăng, tăng đấy. Do sự suy giảm nam tính và cả sự yếu kém, lực mà đàn ông phải gánh chịu….

Tôi cũng không chắc mình hiểu “ người chồng vĩnh cửu” là gì ngoài một người chồng bị cắm sừng hay mỉa mai hơn là chấp nhận cắm sừng.