Rate this post

Bút ký dưới hầm – Dostoyevsky

Cho phép tôi gọi nhân vật trong truyện là “Người dưới hầm”, thực tình lâu nay tôi không dám review tác phẩm của Dostoyevsky mà chỉ dám khen và giới thiệu ông mọi lúc!

Quay lại với việc chính thì đây là tác phẩm giao thời của Dos, được xem như cột mốc đánh dấu việc Dos tìm ra hơi thở, chất văn của mình. Tác giả lần đầu (hoặc lần đầu với tôi) xưng tôi trong tác phẩm của mình.

Không dông dài nữa, tôi xin trình bày ngay thôi, truyện được chia làm 2 phần. Phần đầu, tôi thấy nó phần nhiều là một tiểu luận về tâm lý con người cực kỳ đau đầu, nhưng không sai! Phần 2 là câu chuyện bị làm nhục và tình yêu đầy đau khổ cho cô Liza trước “Người dưới hầm”.

Trong phần 1, người dưới hầm đem lên cả đống lý thuyết hấp dẫn về sự tương phản của tâm lý con người qua 11 chương đầu của cuốn sách. Người dưới hầm bàn luận bằng con mắt xem thường lý thuyết xã hội, gần như các triết lý của Nietzsche.

143366154 1080557179082965 1553052471785310588 n Bút ký dưới hầm - Dostoyevsky

Chương 1 đến chương 6 chủ yếu nói về sự khoái lạc khi đau đớn, bạn có thích thú khi bị đau răng không? Người dưới hầm bảo là có đấy

Chương 7 chính là nói đến cái ham muốn bị lãng quên của con người, một trích dẫn: “Vậy văn minh làm ta dịu dàng ở chỗ nào? Văn minh chỉ làm phát triển nơi ta cái đa tạp của cảm giác mà thôi… Ngoài ra không có gì khác. Và nhờ sự phát triển cái đa tạp đó, có thể rồi đây con người sẽ tìm được một khoái lạc nào đó trong việc đổ máu cũng nên”

Chương 8 9 10 11 sẽ là một hứa hẹn cực kỳ hấp dẫn đến quý vị đấy. (một trích dẫn nè: “có những kỉ niệm ta chỉ kể cho bạn bè ta nghe thôi. Có những kỉ niệm khác ta lại không thể thổ lộ ngay cả với bạn bè ta, mà chỉ lẩm nhẩm một mình ta nghe, mà nghe bí mật. Nhưng lại có những kỉ niệm, những điều con người không dám nói ngay cả với chính mình”)

Qua phần 2 của cuốn sách thì có ít cái để nói nhưng bạn chỉ cần đi tìm câu trả lời vì sao ‘Người dưới hầm” lại làm như vậy là được.

Người dưới hầm vẫn tiếp tục lý luận để đi đến kết luận: “Chung quanh tôi chẳng còn cái gì đủ sức quyến rũ tôi và làm tôi thán phục. Tôi ngụp lặn trong biển chán chường, tôi cảm thấy thèm khát như điên dại những gì tương phản, đối nghịch, và bởi thế tôi lao mình vào trác táng.”

Sau đó là nảy sinh tình cảm với cô Liza – một điều mắc cười là ở đây Người dưới hầm tán gái rất hay và logic dù rằng ở thế kỷ 21 mà làm thế thì sẽ bị chửi là: “thằng đb ăn nói bác học vừa thôi!”

Đây là câu thơ trong chương áp cuối: “Và nhà anh đó, tự do và mạnh dạn/Em bước vào và ngự trị đi em!”

Tóm lại có thể diễn tả mối tình của Người dưới hầm bằng câu: “Nói chung thì nghèo khổ là nguyên do tất cả mọi bất hạnh trên đời.” Nhưng đây có lẽ không phải nguyên do làm cho Người dưới hầm có những suy nghĩ đối lập nhau trong chính bản thân anh ta như vậy, tôi khá chắc với điều này.

Mong mọi người giải đáp về cách suy nghĩ của Người dưới hầm khi quyết định như thế, xin cảm ơn. Và cái mà Người dưới hầm đã nhắc là cái gì cho được nhỉ: “Suốt cả cuộc đời tôi không làm gì hơn là đẩy cho đến cùng cái mà quý vị chỉ dám dấn có một nửa”.

ps: chỉ trừ một câu trong ” ” là của tôi, còn lại đều trong cuốn sách này.