1/5 - (1 bình chọn)

“Xa ngoài kia, nơi loài tôm hát” là một câu chuyện cảm động, lôi cuốn, tràn ngập tình yêu thiên nhiên.

Truyện kể về hành trình trưởng thành của Kya – cô bé khốn khổ, bị sự kì thị vây bọc cùng cái tên “cô gái đồng lầy”.

Xa ngoài kia nơi loài tôm hát Review Xa ngoài kia nơi loài tôm hát

Sống một mình với người cha nát rượu sau khi mẹ và các anh chị dời đi, từ năm sáu tuổi Kya đã biết nấu bột ngô, luộc lá củ cải ăn qua bữa, biết “lủi từ chỗ tối này sang bóng râm nọ” để trốn những nắm đấm, những cơn giận dữ bất cứ lúc nào cũng có thể giáng xuống đầu…

Thế rồi, một ngày kia, người cha chỉ biết gào thét ấy biến mất, bỏ mặc Kya phải tự bươn chải, dựa vào đồng lầy, vào cây cỏ, vỏ sò, lông vũ, lũ vẹn, lũ mòng biển mà sinh tồn…

Chase Adrews chết liệu có liên quan đến Kya? Cơ hội dành cho Tate Walker – chàng trai ấm áp, dạy Kya học, dạy Kya làm toán, khuyến khích cô gửi bản thảo đến nhà xuất bản nhưng đồng thời cũng từng làm trái tim cô tan vỡ vẫn còn chứ? Và cuối cùng, mọi người có hiểu được rằng đồng lầy nối giữa đất liền, biển cả đồng thời tất thảy đều cần nhau?

Ngôn từ đẹp đẽ, đậm chất thi ca, Delia Owens đánh thức tình yêu thiên nhiên, khơi gợi lòng trắc ẩn. Bà làm mình nhớ đến các khu đất ngập nước ở Việt Nam đang dần bị thu hẹp do nạn phá rừng, do bị khai thác quá mức bởi nhu cầu sử dụng của con người. Bà khiến mình dù đã khép lại cuốn sách nhưng bên tai vẫn văng vẳng câu hỏi của luật sư Tom “…thưa các quý bà và quý ông, chúng ta chối bỏ cô Clark vì cô ấy khác thường, hay cô ấy khác thường vì chúng ta chối bỏ cô ấy?… Nếu ta đã cho cô ấy cái ăn, quần áo và yêu thương cô ấy, mời cô ấy bước vào nhà thờ và mái nhà của chúng ta, chúng ta sẽ không mang định kiến với cô ấy…” Ừ nhỉ? Thật sự đâu mới là nguyên nhân? Tại “cô Clark” hay định kiến? Hay tại bản chất của con người vốn dĩ ích kỉ, ưa quy chụp, sẵn sàng ức hiếp, đổ tội cho những ai yếu thế, cô đơn, khác mình? Rốt cuộc là tại ai?…

Đánh giá: 8.75/10