Rate this post
C. Wright Mills – Giáo sư ngành xã hội học công tác tại đại học Colombia trong giai đoạn 1946 – 1962. Ông là nhà phê bình hàng đầu của nước Mỹ thời hiện đại với rất nhiều xuất bản phẩm ở dạng báo chí và sách vở.
“Giới tinh hoa quyền lực” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1956. Nó đã tạo nên một cơn bão trong giới học thuật và chính trị Mỹ, tạo ra làn sóng những chỉ trích hầu hết là tiêu cực đối với tác giả cuốn sách – nhà xã hội học C. Wright Mills. Nhưng cuối cùng, qua thời gian, nó đã trở thành tác phẩm kinh điển bởi nó là nghiên cứu quy mô đầy đủ đầu tiên về cấu trúc và sự phân bổ quyền lực ở Mỹ của một nhà xã hội học. Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, tác phẩm chỉ rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ là đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.
“Giới tinh hoa quyền lực” được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tìm đọc, đơn cử như Fidel Castro, Che Guevara, Jean Paul Satre…
Để trả lời câu hỏi “Ai là người điều hành nước Mỹ?” C. Wright Mills đã đưa ra những phân tích, nhận định và câu trả lời của ông là: “Không cá nhân nào điều hành hoàn toàn, nhưng cho đến nay, đó là giới tinh hoa quyền lực”
Giới tinh hoa, những người kiểm soát ba thiết chế thống trị, bao gồm quân sự, kinh tế, chính trị, sẽ ở trong 6 nhóm sau:
1. Thành viên của các gia đình địa phương nổi tiếng
2. Nghệ sĩ giải trí và nhân vật truyền thông nổi bật
3. Lãnh đạo của các công ty lớn nhất ở mỗi lĩnh vực
4. Chủ đất lớn và các cổ đông của tập đoàn
5. Các sĩ quan quân đội cấp cao
6. Những người đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ liên bang.
Giới tinh hoa quyền lực không phải những kẻ thống trị đơn độc. Các cố vấn và tư vấn, các phát ngôn viên thường là những thuyền trưởng về tư tưởng và quyết định cao hơn của họ. Ngay dưới giới tinh hoa là các chính trị gia chuyên nghiệp với quyền lực trung bình.Song song với họ là những người nổi tiếng chuyên nghiệp sống bằng việc liên tục phô trương, và chừng nào họ vẫn là người nổi tiếng thì phô trương đến mấy vẫn không đủ.
Tuy giới nổi tiếng này không đứng đầu hệ thống thống trị nào nhưng họ thường có khả năng đánh lạc hướng công luận hoặc bày trò giật gân cho quần chúng, hoặc trực tiếp hơn, khiến những người nắm quyền lực trực tiếp phải lắng nghe . Sự thật về bản chất và quyền lực của giới tinh hoa không phải là loại bí mật mà người trong cuộc biết nhưng không nói. Những người này có các lý thuyết hoàn toàn khác nhau về vai trò của mình trong chuỗi sự kiện và quyết định.
Không đơn thuần mô tả chính xác thực tại nước Mỹ vào thời điểm cuốn sách ra mắt, Giới tinh hoa quyền lực còn phân tích tính dân chủ của xã hội Mỹ trên thực tế trong tương quan với lý thuyết, một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.
Giới Tinh Hoa Quyền Lực Review Giới Tinh Hoa Quyền Lực
“Giới tinh hoa quyền lực” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1956. Nó đã tạo nên một cơn bão trong giới học thuật và chính trị Mỹ, tạo ra làn sóng những chỉ trích hầu hết là tiêu cực đối với tác giả cuốn sách – nhà xã hội học C. Wright Mills. Nhưng cuối cùng, qua thời gian, nó đã trở thành tác phẩm kinh điển bởi nó là nghiên cứu quy mô đầy đủ đầu tiên về cấu trúc và sự phân bổ quyền lực ở Mỹ của một nhà xã hội học. Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, tác phẩm chỉ rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ là đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.
“Giới tinh hoa quyền lực” được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tìm đọc, đơn cử như Fidel Castro, Che Guevara, Jean Paul Satre…
Để trả lời câu hỏi “Ai là người điều hành nước Mỹ?” C. Wright Mills đã đưa ra những phân tích, nhận định và câu trả lời của ông là: “Không cá nhân nào điều hành hoàn toàn, nhưng cho đến nay, đó là giới tinh hoa quyền lực”
Giới tinh hoa, những người kiểm soát ba thiết chế thống trị, bao gồm quân sự, kinh tế, chính trị, sẽ ở trong 6 nhóm sau:
1. Thành viên của các gia đình địa phương nổi tiếng
2. Nghệ sĩ giải trí và nhân vật truyền thông nổi bật
3. Lãnh đạo của các công ty lớn nhất ở mỗi lĩnh vực
4. Chủ đất lớn và các cổ đông của tập đoàn
5. Các sĩ quan quân đội cấp cao
6. Những người đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ liên bang.
Giới tinh hoa quyền lực không phải những kẻ thống trị đơn độc. Các cố vấn và tư vấn, các phát ngôn viên thường là những thuyền trưởng về tư tưởng và quyết định cao hơn của họ. Ngay dưới giới tinh hoa là các chính trị gia chuyên nghiệp với quyền lực trung bình.Song song với họ là những người nổi tiếng chuyên nghiệp sống bằng việc liên tục phô trương, và chừng nào họ vẫn là người nổi tiếng thì phô trương đến mấy vẫn không đủ.
Tuy giới nổi tiếng này không đứng đầu hệ thống thống trị nào nhưng họ thường có khả năng đánh lạc hướng công luận hoặc bày trò giật gân cho quần chúng, hoặc trực tiếp hơn, khiến những người nắm quyền lực trực tiếp phải lắng nghe . Sự thật về bản chất và quyền lực của giới tinh hoa không phải là loại bí mật mà người trong cuộc biết nhưng không nói. Những người này có các lý thuyết hoàn toàn khác nhau về vai trò của mình trong chuỗi sự kiện và quyết định.
Không đơn thuần mô tả chính xác thực tại nước Mỹ vào thời điểm cuốn sách ra mắt, Giới tinh hoa quyền lực còn phân tích tính dân chủ của xã hội Mỹ trên thực tế trong tương quan với lý thuyết, một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.

Tác giả: Trần Quỳnh