Rate this post

Bốn mươi năm nói láo – Vũ Bằng

Ngay từ cái tên “Bốn mươi năm nói láo” đã thể hiện quan điểm của Vũ Bằng về nghề báo – ông chẳng cho nghề báo là cái gì cao sang ghê gớm cả (như 1 số nhà báo gần đây hehe). Tuy tự trào như vậy nhưng ông vẫn cho rằng “nói láo là một vinh dự, làm nghề nói láo là làm một nghề đặc biệt ít ai dám đem ra khoe khoang”.

Bốn mươi năm nói láo Review Bốn mươi năm nói láo - Vũ Bằng

Xem thêm: Review Xin bạn hãy ôm lấy trái tim mình trước đã

Từ nhỏ Vũ Bằng đã được sống trong môi trường sách vở chữ nghĩa, ông trông coi tiệm sách của gia đình, vì vậy mà ông đã làm quen với báo chí từ rất sớm. Lớn lên mặc dù gia đình đủ điều kiện đưa ông sang Pháp học đại học nhưng ông từ chối và bỏ học để theo nghiệp báo. Trước 1954 ông hoạt động mạnh ở miền Bắc. Sau năm 1954 ông di cư vào nam và tiếp tục cộng tác với nhiều tờ báo lớn ở Sài Gòn.

Đọc hồi ký của ông, ta sẽ hiểu được cả 1 lịch sử thăng trầm của nghề báo nước ta từ ngày còn non trẻ đến lúc khốc liệt nhất trong chiến tranh. Ta có thể hiểu được qui trình vận hàng hoạt động của 1 tờ báo đầu thế kỷ 20 như thế nào, và ta cũng gặp lại những nhà xuất bản nổi tiếng 1 thời Tiếng Dân, Công Luận, Lửa Sống…mà sách của họ giờ đã trở thành sách quí hiếm.

Ta cũng được gặp lại những nguời ta đã vô cùng yêu mến qua những tác phẩm văn chương – Ngô Tất Tố, Nguyễn Văn Vĩnh, Tchya, Vũ Trong Phụng, Đào Trinh Nhất. Tam Lang… Họ cũng làm nghề báo và say mê với nghề

Vũ Bằng đã giãi bày về mình sau bốn mươi năm lăn lộn với nghề :”Để lòng lên bàn tay, tôi chỉ thấy tôi là một anh nói láo trường kỳ, nói láo vô tội vạ, nói láo ra tiền, để kết cục đến bây giờ mang lấy cái nghiệp vào thân, không sao gỡ được, đành là cứ phải tiếp tục nói láo cho đến chết – vì tôi biết chắc sẽ không thể nào thoát được hai bàn tay sắt bọc nhung của bà chúa báo”.

Có thể bạn quan tâm: Đừng nói NGHIỆP nữa, mình gọi là BÀI HỌC được không?