Rate this post

“Ý thức đạo lý là thuế mà người phàm chúng ta phải trả

Cho ý nghĩa chết người của cái đẹp siêu phàm vô giá”

Đọc lần một tôi lại muốn đọc lần hai, đọc lần hai tôi lại muốn đọc thêm lần nữa, cứ thế trải dài đến vô cùng. Nhưng cũng như mọi lần, tôi vẫn không ngừng run rẩy, sự khâm phục kỹ lưỡng, sự nhối nhức đẩy sâu vào vô thức ở nơi uẩn khúc nào đó trong não tôi, dành cho Nabokov, không chỉ Lolita, mà cho mọi tác phẩm khác của ông (ít nhất thì trong tầm tôi đã đọc).

Dĩ nhiên, một tác phẩm [không chỉ] hư cấu đối với tôi thì luôn đề cao cái mĩ, thậm chí duy mĩ hoá nó đến cùng cực, vì vậy tuy không muốn nói đến phạm trù khiến cho cuốn sách trở thành trung tâm tranh cãi này

sách Lolita Review sách Lolita
sách Lolita Review sách Lolita

Tôi vẫn muốn khơi lên một lối tranh luận có trong mọi người (có lẽ có ảnh hưởng đến quyết định đọc lại nó hoặc bắt đầu đọc nó – kiệt tác thiên tài này): Nabokov thật sự nhân văn, kể về một kẻ ấu dâm, một giáo sư văn chương với lối nói kiểu ngài Edgar H. Humbert này, cũng không thể lấp liếm sự hiện diện [dù Nabokov luôn cố gắng bài bản thân khỏi các cuốn sách của ông] đầy nhân văn này, ông muốn thức tỉnh ,giải thiêng tính ngu ngục trong luân phạm đạo đức thông thường

Cảnh tỉnh một thế hệ cha mẹ phụ huynh của một lớp con cái sau này sẽ kế tục cái quyền tối cao cả đó và cứ thế tiếp diễn, rằng ta phải làm gì cho một thế hệ tốt đẹp hơn, rằng ta phải như thế nào với nền giáo dục hiện nay, rằng ta phải làm sao để cái ánh hào quang tiểu nữ thần vẫn sáng ngời nhưng tương lai của chúng nghiễm nhiên tươi đẹp.

Tôi phải giải thoát tôi khỏi thứ hào nhoáng đấy thôi, nói quá nhiều về thứ trên kia khiến tôi mệt mỏi muốn xé bỏ tờ giấy. Nhưng ôi tôi biết làm sao đây, tôi dành phần lớn thời gian để bài Freud, càng đọc nhiều Freud tôi càng ghét ông ta. Chả có ý tưởng gì về Oedipus quái gì trong Lolita hết, cũng như phân tâm học chỉ khiến tôi bế tắc hơn và mắc cạn vào thứ diễn ngôn tình dục ghê tởm, quay vòng trong từ loạn luân, khiêu dâm đồi trụy đầy tính chất bất định trong diễn ngôn xã hội hiện thời [mà người ta cố đi vào Freud] chỉ khiến tôi buồn nôn, ôi vô tri và vô vị, thật buồn nôn.

Không đừng nghĩ về nó, tất cả những gì ta phải dồn tâm huyết là thực hiện ngả mũ phủ phục lối chơi chữ đầy thông minh, hoàn toàn thoát khỏi sự thừa thãi và thô tục thường gặp ở cái thứ văn rẻ mạt, văn phong bậc thầy luôn biết cách khiến ta phải tự giác đọc chậm lại và thưởng thức trong cái đẹp siêu phảm, cái thoả thú tính dục cao cả (cái từ này sẽ khiến tôi khốn khổ đây) của con người, với lối văn tả đầy chau chuốt neo lại tâm trí ta như một dấu chấm than kéo dài chấm mỏm đá và rơi xuống để thực hiện mục đích lay động cái biển cả tĩnh lặng gần như đông đặc trong não ta và nhả ra bốn bề cái làn sóng dư vị đập vào thành biển hồ ấy.

Ôi nàng Lo của tôi, nàng Carmen kiêu kỳ của tôi luôn là người tình văn chương thứ thiệt của tôi, nàng xuất hiện mang theo tiếng nói hợp cùng dàn hoà ca của tĩnh vật này khiến trái đất có màu xanh.

Người tình của tôi ôi nàng Albertine biến mất, nàng Lo biến mất và nàng lại xuất hiện mang theo màu sắc đến cho cuộc đời vô thường của tôi trong lúc tôi tha hoá giữa tha thể tại Dublin, nơi tôi giao du với Stephen, với Bloom, chìm đắm cùng ôi Shakespeare hay là Chúa nhỉ, hay cái khe đỏ hồng ấy? Sẽ còn có gì ở nơi ấy, hỡi những con cầu châu Âu kia?

T.B. James Joyce, Vladimir Nabokov, Marcel Proust, ba con người vĩ đại tôi cuồng si nhất thiết phải sống trong mọi thứ của đời tôi. Ôi Shakespeare, sẽ chẳng có bậc phân loại nào cho ông, vì ông chính là một phần trong máu thịt tôi, cũng như ba hậu thế kia thôi.

Nhất thiết phải khuyên mọi người đọc bản gốc, uống nước tận nguồn rất sướng. Tất nhiên tái tạo bản gốc dưới ngôn ngữ tiếng Việt yêu dấu đầy phong phú chẳng kém cạnh các ngôn ngữ khác là một trải nghiệm tuyệt với. Hoặc cùng với đứa con Lolita tại Pháp, tiếc là tiếng Pháp của tôi chưa đủ tốt để yêu nàng thơ lai Pháp này, cũng vì vậy tôi chưa thể đặt chân vào vùng đất thời gian và kí ức của Proust, bằng tiếng mẹ đẻ của ông.