Rate this post

MẤT NGƯỜI THÂN – TẠI SAO LẠI DẪN ĐẾN TRẦM CẢM CHỨ KHÔNG CHỈ LÀ SỰ BUỒN BÃ

Nỗi đớn đau khổ sở tưởng như chết đi được khi mất người thân phần lớn sẽ tự động nguôi ngoai theo thời gian. Tuy nhiên đôi khi đối với một số người, nỗi đau đớn ấy càng ngày càng sâu sắc hơn, khiến họ chìm sâu vào trầm uất. Và với họ, thay vì cảm thấy buồn đau, họ lại rơi vào trầm cảm.

Đây là một cái bẫy nguy hiểm. Do ta chưa có nhiều kiến thức về bệnh, nên rất có thể, người thân và chính bản thân mình khi rơi vào trầm cảm mà ta thường nhầm lẫn đó chỉ là nỗi đau đớn đơn thuần.

Thứ nhất, đau thương là trạng thái khi ta mất đi một đối tượng rõ ràng nào đó, và không có thêm một sự mất mát nào đến từ vô thức. Nhưng chứng trầm cảm khiến ta cho rằng bản thân vừa mất đi điều gì đó hoàn hảo, lý tưởng.

Điều đó được hình thành chính từ bản thân sự mất mát và trống rỗng trong tâm hồn. Tức là, vấn đề của phản ứng đau thương là mất đi một đối tượng nào đó, còn tâm điểm của chứng trầm cảm là đánh mất đi cả bản ngã của mình.

Thứ hai là đánh mất đi lòng tự tôn. Giảm sút lòng tự tôn, đánh mất bản ngã, mặc cảm thấp kém quá mức, tự trách móc bản thân, v.v. những triệu chứng lạ lùng này là hành động cố tình bôi xóa bản thân mình của người mắc chứng trầm cảm. Không thể nguôi ngoai đi nỗi đau mất người thân yêu một cách lành mạnh, nên rốt cục họ chọn cách dằn vặt, gặm nhấm chính bản thân mình.

Xem thêm: Review Con Mèo Rét

Tôi Từng Nghĩ Mọi Thứ Sẽ Ổn Khi Trở Thành Người Lớn Tôi Từng Nghĩ Mọi Thứ Sẽ Ổn Khi Trở Thành Người Lớn

Thứ ba là sự mâu thuẫn trong cảm xúc giữa yêu và ghét. Mất đi người thân yêu rồi, sự mâu thuẫn trong cảm xúc – lúc ghét lúc yêu – đã từng tồn tại trong mối quan hệ yêu thương ấy sẽ khiến cho cơn trầm uất của bệnh nhân trầm cảm càng trở nên nặng nề. Họ liên tục ruồng bỏ bản thân mình, cho rằng mình đang trả thù đối tượng đã rời bỏ mình. Nhưng thực chất họ đang dùng bệnh tật để hành hạ chính đối tượng đã trở thành một phần cơ thể mình.

Có thể bạn quan tâm: Top truyện ngôn tình hay nhất full nội dung, bạn đọc không thể bỏ qua

Trích: Tôi từng nghĩ mọi thứ sẽ ổn khi trở thành người lớn

Thông tin sách:

  • Top 1 cuốn sách được tìm kiếm với từ khóa về Trầm Cảm, được độc giả cả nước săn lùng, giữ vị trí
  • Top 10 cuốn sách Tâm lý bán chạy nhất 6 tháng cuối năm 2019.
  • Hơn 1 triệu bản đã được bán ra kể từ khi ra mắt tại Hàn Quốc.

“Tôi từng nghĩ mọi thứ sẽ ổn khi trở thành người lớn” chính là cuốn sách chữa lành mọi đau đớn mà con người phải đối mặt hàng ngày dưới cái mác “người lớn”!
21 chương sách lột tả chi tiết từng khía cạnh về 21 căn bệnh phổ biến của người hiện đại. Đó là căn bệnh Sợ thứ 2, bệnh Thích mang mặt nạ, bệnh Không thể ăn uống theo ý muốn của mình….

Đọc sách: Đố Dám Yêu Em (Love Me If You Dare)

Khi các biểu hiện đã trở thành bệnh lý thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trong hơn, đó là căn bệnh Trầm cảm, Rối loạn cảm xúc lượng cực, Chứng rối loạn hoảng sợ, Nhân cách trầm uất…
Cuốn sách được kết hợp viết bởi Kim Hea Nam – bác sĩ Tâm thần – chuyên gia phân tâm học nổi tiếng hàng đầu tại Hàn Quốc – đã có kinh nghiệm làm việc với hàng trăm ca trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Quốc gia và Park Jong Seok – trưởng khoa Y tế Sức khỏe Tâm thần với kinh nghiệm điều trị cho những người mắc các bệnh tâm thần khác nhau tại Bệnh viện Đại học Seoul.
Bằng kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm làm việc lâu năm, cuốn sách đem lại những hiểu biết khoa học về các vấn đề, căn bệnh tâm lý của người hiện đại, thông qua việc triển khai: khái niệm, biểu hiện, cùng giải pháp chữa bệnh để bạn đọc có thể thực hành chữa lành bản thân trên hành trình trưởng thành. Bên cạnh đó 2 tác giả sử dụng chính những câu chuyện từ hàng trăm ngàn bệnh nhân của mình để lấy làm ví dụ thực tế, truyền cảm hứng và sự đồng cảm sâu sắc tới độc giả.
Như một sự thức tỉnh sau sự ra đi của rất nhiều ngôi sao nổi tiếng vì trầm Cảm tại Hàn Quốc, “Tôi từng nghĩ mọi thứ sẽ ổn khi trở thành người lớn” được coi như người bạn đồng hành an ủi hơn 1 triệu độc giả khắp cả nước.