Rate this post

“CHẾT GIỮA MÙA HÈ” của là tuyển tập tổng hợp các mẩu truyện và kịch của tác giả Yukio Mishima. Ông viết về cái chết – không chỉ là về mặt thể xác mà còn cả về tâm hồn. Cách hành văn của Yukio Mishima thực sự khiến chúng ta phải lắng đọng lại trong từng khoảnh khắc, suy ngẫm hết cái đẹp, cái sâu xa mà ông muốn truyền tải qua mỗi mẩu truyện.

Mình xin phép được review 2 mẩu truyện ngắn xuất hiện trong “Chết giữa mùa hè”

Ưu quốc: Đứng giữa cái chết và sự sống mơ hồ, giữa việc tự sát hay tấn công chính những người bạn mình vì bị cuốn vào cuộc nổi loạn của quân đội Hoàng gia, Trung úy Takeyama Shinji đau đớn đưa ra quyết định của mình. Và vợ anh, Reiko, hẳn phải rất dũng cảm khi bình thản đón nhận và noi gương theo chồng. Cuộc hôn nhân hai người mới chớm nở chưa được nửa năm nhưng lại có một cái kết như thảm kịch.

Chết giữa mùa hè
Chết giữa mùa hè

Xem thêm:
[Review] Bạn là ai khi bạn yêu?
[Review] Mindhunter – Kẻ săn suy nghĩ
Review Đi đường cũ không thể tới nơi mới

“Vì không có người thứ hai kết liễu giúp, anh sẽ phải đâm thật sâu. Chắc chắn sẽ là điều không dễ chịu đựng, nhưng xin em đừng sợ. Cái chết luôn luôn khó chứng kiến. Đừng mất can đảm về những gì em sắp nhìn thấy. Em rõ chứ?”

Sự đau đớn về mặt thể xác, dưới ngòi bút của Yukio, thực sự chi tiết và thống khổ. Ở Ưu quốc, cái chết đối với Yukio Mishima là “hành động đòi hỏi nhiều ý chí như khi ra trận cần nhiều can đảm, là cái chết mà nhân phẩm và tư cách không kém gì kẻ vong thân trên tuyến đầu trận mạc.”

**Đôi cánh: **Tình yêu trong sáng được kết nên từ những lần gặp gỡ ít ỏi, những lời hứa hẹn tương lai, nhưng chưa kịp đi đến hồi kết thì đã phải dừng lại. Hai đứa trẻ, mang trong mình những suy nghĩ, niềm tin về đối phương: phải chăng anh ấy/ cô ấy có một đôi cánh sau lưng?

“Sugio không khỏi xua đuổi ý tưởng có lẽ đây là dịp may cuối cùng để cậu có thể nhìn thấy đôi cánh của Yoko. Cậu đứng ngồi không yên, cuối cùng bật dậy và ra chỗ đằng trước phòng tắm; chần chừ ở đó một đỗi rồi đi qua đi lại dọc hành lang, tự giận sao mà mình thiếu can đảm đến thế.”

Nhưng rồi Yoko mất trong một trận oanh tạc, để lại cho Sugio bao sự tiếc nuối, cùng những niềm tin mơ hồ chưa được giải đáp.

Không chỉ nói về cái chết, truyện của Yukio còn nói về tình yêu không giới hạn tuổi tác, giới tính hay địa vị. Mọi rào cản dường như không còn quan trọng nữa. Cũng như ta có thể hiểu rằng, ở ông, cái chết chỉ là một phần của cuộc sống và là cái mốc đánh dấu đỉnh cao nhất trong tình yêu của con người đối với sự sống ấy.

Thêm một điều nữa mình bị ấn tượng đó là cách hành văn và sử dụng từ ngữ của ông thực sự rất xuất sắc, chắc chắn khiến mình phải đọc lại nhiều lần

Review: Thảo Vân – Group: Hội Review dạo [Sách]