5/5 - (1 bình chọn)

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRUNG QUỐC

Anne Cheng

Ở Việt Nam có nhiều cuốn sách giới thiệu lịch sử, tư tưởng Trung Quốc dưới góc nhìn của học giả TQ, nhưng cuốn sách này là của 1 tác giả dù là người gốc Hoa, nhưng sinh ra và hưởng nền VH phương Tây, mang tư duy của 1 nhà tư tưởng phương Tây (góc nhìn từ bên ngoài) với Trung Quốc nên sẽ có cái nhìn khách quan.

Đây là công trình kinh điển, phát hành 11 ngôn ngữ trên thế giới, là giáo trình bắt buộc với sinh viên ĐH ở Pháp.

lich su tu tuong trung quoc [Review] Lịch sử tư tưởng Trung Quốc

Mời các bạn đọc hai trích đoạn dưới đây, nó “chứa đựng nhiều luận điểm có tính trừu tượng và khái quát hóa cao độ, có thể khiến cho không ít độc giả giật mình với cách hiểu có phần đơn giản của mình về một số đặc điểm trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, vì thế, dù dài cũng xin trích dẫn toàn văn:”

“Tóm lại, tư tưởng Trung Quốc chủ yếu áp dụng phương thức biện luận theo hình xoắn ốc chứ không phải tuyến tính hay biện chứng. Nó nêu ra luận đề, nhưng không ngay lập tức đưa ra định nghĩa tổng thể mà luận bàn xoay quanh luận đề, từng vòng từng vòng siết chặt dần. Điều đó không hề chứng tỏ kiểu tư tưởng này là mơ hồ không sáng rõ mà chỉ cho thấy nó có ý muốn đào sâu nội hàm chứ không phải xác định rõ ràng ngay một đối tượng hoặc khái niệm tư tưởng. Đào sâu nội hàm có ý chỉ việc để cho nó lắng tới mức sâu nhất vào bản ngã, trong bản thể, ý nghĩa của một bài học (do siêng năng đèn sách dùi mài kinh văn mà lĩnh ngộ được), điều chỉ dạy (do thầy giáo nêu ra), hay một trải nghiệm (từ đời sống cá nhân). Trong giáo dục truyền thống của Trung Quốc, văn bản cũng được sử dụng theo cách như vậy: chúng là mục tiêu của thực tiễn chứ không phải tài liệu đọc hiểu đơn giản. Học trò trước hết phải đọc và ghi nhớ, sau đó bình chú, thảo luận, phản biện, nghiền ngẫm không ngừng. Kinh văn với tư cách là chứng nhân cho lời giảng của thầy giáo, không chỉ nhắm vào tri thức mà hướng đến tổng thể con người; chúng không phải là lý thuyết suông mà cần cả thực hành, trong giao tiếp và tóm lại là để ứng dụng vào cuộc sống đời thường. Bởi vì mục đích cuối cùng được tìm kiếm ở đây không phải để thỏa mãn về tinh thần, vui thú với những ý tưởng hay phiêu lưu trong tư tưởng mà hướng tới việc kiếm tìm cảnh giới. Tư tưởng Trung Quốc không truy cầu suy lý mà là mong muốn con người sống đúng với bản ngã của mình trong sự hài hòa với thế giới tự nhiên.” (trích Dẫn nhập)

Xem thêm:
Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ
Tha thứ cho những điều bạn không thể lãng quên
Ngỡ như lương thiện, hóa ra mềm yếu

“Vậy nên, không có gì lạ khi tư tưởng Trung Quốc không được cấu thành từ các lĩnh vực như nhận thức luận và logic học vốn được xây dựng trên tín niệm là: thực tế có thể trở thành đối tượng miêu tả của lý luận, cấu trúc của thực tế song hành cùng cấu trúc của tư duy con người. Việc phân tích nó thông thường bắt đầu bằng việc kéo giãn khoảng cách giữa chủ thể và khách thể nhằm phê bình và kiến tạo lại. Tư tưởng Trung Quốc lại hoàn toàn dung hợp, đắm mình vào trong thực tế: lý (lý thuyết) không thể tách rời thế (đời sống).” (trích Dẫn nhập)

Nguồn tư liệu tham khảo dùng trong sách rất phong phú, cập nhật ở giai đoạn cuối thập niên 1990, từ nhiều ngôn ngữ Âu và Á: cổ Hán văn, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức. Những nội dung cần tham khảo chéo có tính chất “siêu liên kết” được trình bày kỹ trong các phần chú thích, khiến cho cấu trúc nội bộ của cuốn sách trở nên hô ứng, liên kết chặt chẽ hơn. Ngoài những nội dung phân tích và biện giải riêng trong cuốn sách, tác giả còn nêu ra những đầu tài liệu tham khảo then chốt nhất để hướng dẫn độc giả tìm đọc thêm nếu cần biết chi tiết hơn là những luận điểm thiên về tính khái quát trong sách này. Đó là cách xử trí hợp lý để giúp độc giả nắm được tổng quan, tránh sa vào những chi tiết quá sâu hoặc lặt vặt.

Review: Trần Nga – Group: Hội Review dạo [Sách]