Rate this post

Xuất thân là một quý tộc giàu có, làm chủ cả một điều trang được thừa kế từ cha ông mình, nhưng Oblomov lại chọn sống một cuộc đời gần như tuyệt đối không làm gì. Anh ta thờ ơ, trì hoãn, lười biếng và trạng thái thường xuyên nhất của anh ta là nằm ị ra trên giường. Nguyên nhân lý giải cho tình trạng này, như Oblomov nói, là căn bệnh ở trang viên Oblomovka. Có thể nói Kẻ Đại Lãn đúng là lời tố cáo đanh thép về cái sự lười nhác đến cùng cục của Oblomov.

Chàng không phải là người xấu, chàng nhiệt huyết, chàng trẻ trung với một trái tim, một tâm hồn sáng trong như pha lê. Chàng chẳng hại ai, chẳng làm điều gì xấu xa cả, chàng không hề nuôi trong tâm hồn những suy nghĩ đen tối. Mà chàng chỉ lười, suốt cả ngày chàng chị nằm ườn ra trên sô pha trong căn phòng khách, cũng đồng thời là phóng viết, phòng ăn của chàng trong căn nhà thuê.

Xem thêm: Review Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp

Kẻ Dại Lãn Review Kẻ Đại Lãn

Trên người chàng là cái áo choàng đã cũ lắm rồi, trên bàn là bát đĩa đồ ăn thừa từ hôm nào, bút mực đã khô kiệt, khắp phòng là tình trạng ẩm mốc, bẩn thỉu, bụi bặm nhưng Oblomov chấp nhận hết.

Chàng yêu thích cuộc sống chảy thây ấy, ai đến rủ đi chơi cũng không nhận lời, chàng mỉa mai tất cả mọi hoạt động lao động, mọi hình thức kiếm sống, những buổi gặp gỡ bạn bè, chàng khiếp sợ cuộc sống muôn màu ngoài kia, khiếp sợ những sắc thái vui buồn của cuộc sống, khiếp sợ những giọt mồ hôi của lao động, của làm việc vì nếu chàng yêu thích chàng sẽ phải bước chân ra ngoài, rời bỏ cái đầm lầy trì trệ, ứ đọng của mình để thực sự sống, thực sự bắt tay vào việc.

Xem thêm: 50 cuốn sách kinh điển hay đáng đọc nhiều lần trong đời – Readvii

Đoạn đầu tôi đã bật cười khi 3 – 5 người bạn đến rủ Oblomov đi chơi, kê ra rằng ôi tôi đã làm cái này. Cái này này để đạt được cái này, cái này này chàng có xem không này, rồi cuộc sống ngoài kia ôi chao bao nhiêu niềm vui này, tôi cưới vợ này, ai đấy kia cưới chồng này, tôi sắp lên chức này.

Tôi sắp chạy đi đó đi đây lao động này, cống hiến này, ôi cuộc đời ngoài kia mới đẹp làm sao này, đang thay đổi đến chừng nào này, và rồi tất cả mọi người sắp đi ăn tiệc ở nhà một người bạn này nhưng Oblomov chỉ đồng ý giả đò, sau khi họ ra về rồi mà không rủ được chàng đi dự tiệc. Thậm chí còn sẵn sàng con đánh xe tận nơi đến rước bố đi nhưng vẫn vô ích, với ai chàng cũng đều bĩu môi dè bỉu họ sao ai ai cũng cứ phải lao ra đường làm cái gì nhỉ? Sao ai cũng phải kiếm sống làm gì nhỉ?

Sao ai cũng phải vất vả đạt được cái nọ cái kia làm gì nhỉ? Ôi sao họ không như mình, cứ nằm ườn ra đây thoải mái, vô tư lự và ngẫm suy về cuộc đời chẳng hơn à! Và chàng cứ sống như thế, thậm chí chàng chẳng cần phải tự lừa dối mình vì cả con người chàng là như thế. Oblomov là con người đầu tiên sống thật với chính mình đến như thế, sống thật đến tận cùng, sống thật đến tận lúc chết.

Chính vì thế mà trái tim chàng trong vắt, chàng chẳng làm hại ai cả, chàng chẳng có bất kỳ suy nghĩ xấu nào, tất cả những gì chàng cần chỉ là nằm ườn ra trên sô pha suốt ngày dài, hôm qua, hôm nay và ngày mai hay đến mãn đời, tại trang viên Oblomovka thần tiên của mình. Mặc kệ căn nhà thuê đang sắp đến ngày phải trả tiền thuê nhà, mặc kệ mọi thứ trong điền trang của mình đang chết dần chết mòn, mặc kệ chàng đang sắp chết đói. Chàng chẳng thiết gì đến xung quanh, cuộc sống của chàng chỉ là nằm ườn ra đó, nằm, nằm và nằm ị ra một chỗ.

“Trạng thái mơ màng đầy mê ly lại bao bọc chàng trong vòng ôm của nó. Chàng tự vẽ nên trong óc hình ảnh một nhóm nhỏ bạn bè đến sống trong những ngôi làng và những nông trại trong bán kính mười lăm, hai mươi véc-xta xung quanh ngôi nhà nông thôn của chàng. Hằng ngày, họ sẽ đến thăm nhau – cùng nhau ăn tối, ăn khuya và khiêu vũ; cho đến khi chàng chỉ có thể nhìn thấy khắp chung quanh mình những khuôn mặt rạng rỡ giữa ánh sáng ban ngày ngập tràn ấm áp – những khuôn mặt không bao giờ có vẻ lo lắng, hay là xuất hiện những nếp nhăn, tròn trặn, tươi vui, và hồng hào, với những cái cằm ngân ngấn đầy đặn, và ăn lúc nào cũng thấy ngon miệng. Ngôi làng nơi chàng ở sẽ có một mùa hè vĩnh cửu, niềm vui vĩnh cửu, đồ ăn ngon không ngớt và những khoái lạc của tình trạng lười biếng trường tồn…”

Đọc sách: Siêu trộm hào hoa – Bí mật 813 – Arsène Lupin

Ôi lười biếng trường tồn! Giờ nhờ Goncharov mà tôi biết có cả một ngôi làng lười biếng, cả một điền trang lười biếng. Xây dựng nên điền trang này đúng là một kỳ công của Goncharov, là đỉnh cao châm biếm trong truyện của ông. Cả điền trang ấy người ta chẳng làm gì cả, Oblomovka của Oblomov, chỉ thức dậy ăn sáng, đến trưa thì ngủ, rồi chiều dậy uống nước rồi lại nấu cơm tối, ăn xong lại ngủ tới sáng.

Nó êm đềm lắm, nó thơ mộng lắm, chàng chẳng phải làm gì cả đến cả bít tất chàng cũng chẳng cần phải tự lồng vào chân. Oblomovka, ôi xứ sở an yên, đầy mộng mơ của chàng, an yên đến nỗi suốt ngày là những bữa tiệc, suốt ngày là những tiếng cười nói, suốt ngày là khung cảnh uể oải, mệt mỏi, nhưng không phải mệt vì lao động.

An yên tới nỗi người dân trong Oblomovka chẳng biết gì về cuộc sống bên ngoài kia, chẳng biết gì về thế giới bên ngoài kia, bởi họ nghĩ rằng dù có ở đâu chăng nữa thì người ta cũng sẽ sống như họ, suốt ngày ăn ngủ, ngủ ăn, mặc kệ mọi sự. Ngày hôm nay cũng giống ngày hôm qua, và ngày mai cũng sẽ chẳng khác gì ngày hôm nay.

Mong chờ làm gì, lo lắng làm gì bởi ngày nào mà chẳng như nhau, cứ thế cứ thế mà sống. Thảng hoặc có ai chết thì cũng chỉ như viên đá tạo nên những gợn sóng lăn tăn mà thôi. Họ lảng tránh tất cả những gì là cực nhọc, họ lảng tránh tất cả mọi lao động, lảng tránh tất cả những gì khiến họ phải vất vả, phải khổ sở, phải già đi. Thế nên bọn họ đều sống vui vẻ, sảng khoái, lười nhác, trẻ mãi cho đến tận răng long đầu bạc. Và họ xem như thế mới là một cuộc sống thần tiên.

“Sự lao động đó họ chịu đựng như là một sự trừng phạt mà trước đấy tổ tiên họ cũng đã phải chịu đựng; nhưng họ không bao giờ yêu nó, và luôn luôn tìm cách lẩn tránh nó bất cứ lúc nào có thể. Sự lẩn tránh như vậy họ cho là được phép, bởi vì họ không bao giờ bận lòng với những câu hỏi mơ hồ về đạo đức hay trí tuệ. Họ cứ phát triển, lớn lên, lúc nào cũng khỏe mạnh và vui vẻ theo cách ấy; vì lý do đó mà phần lớn bọn họ vui sống cho đến răng long đầu bạc.”

Và đó chính là giấc mơ của Oblomov, giấc mơ LƯỜI BIẾNG, nó là phương châm sống của chàng, là cả mục đích sống của chàng nữa. Nó như một thứ ma túy, không, còn hơn thế, như thế nó là thứ đã định hình nên chàng, nó là thứ đã sinh ra chàng chứ không phải là mẹ chàng. Thế nên Scholtz và Olga đã không thể nào kéo chàng ra khỏi nó, kéo chàng ra khỏi cái đầm lầy đang dần dần giết chết chàng nhưng cũng lại quá êm ái, quá dễ chịu đến nỗi không thể từ bỏ, không thể quay đầu.

Kẻ Dại Lãn 1 Review Kẻ Đại Lãn

Đọc sách: Cái Hôn Của Tử Thần

Đáng thương nhất là Olga, ôi nàng chẳng khác gì một thiên thần bay xuống trần thế với Oblomov. Nàng yêu chàng ngay từ lần đầu tiêu, yêu đến chết đi sống lại, yêu bằng tất cả trái tim trinh nguyên, thanh tân nồng cháy. Yêu đến nỗi nàng đã hình dung một ngôi nhà và những đứa trẻ cùng chàng. Nhưng oan nghiệt thay, thứ nàng phải chiến đấu không phải là ả nhân tình nào của Oblomov, không phải là sự chênh lệch giai cấp, mà là căn bệnh Oblomovka của chàng.

Đã có lúc mình ngỡ như Oblomov đã bị tiếng sét ái tình đánh cho cảnh tình nhưng rồi kết quả vẫn chỉ là con số không. Rốt cuộc, sau bao nhiêu giọt nước mắt của thiên thần đã đổ vì Oblomiv, những gì nàng nhận được chỉ là câu xin lỗi. Đến cả tình yêu, đến cả một trái tim yêu bỏng cháy đến thế của Olga cũng không đủ sức cứu vãn Oblomov, mới thấy cái căn bệnh LƯỜI BIẾNG được nuôi dưỡng, ấp ủ suốt cả thuở ấu thơ ấy nó nghiêm trọng tới mức nào. Rõ ràng Oblomov cũng yêu Olga tha thiết, cũng thực sự muốn cưới nàng, muốn đáp lại tình yêu cháy rực của nàng, nhưng chỉ khi, nhưng chỉ khi nàng chịu chấp nhận Oblomov như đúng con người chàng.

Tốt bụng, trẻ trung, nhiệt huyết với trái tim trong sáng như pha lê nhưng LƯỜI, LƯỜI, LƯỜI khủng khiếp! LƯỜI đến bất chấp cả tình yêu! LƯỜI đến chết! Olga yêu chàng đến quên hết tất cả, vì chàng dịu dàng với cô, vì chàng “tốt bụng, thực thà và cao quý” nhưng rồi cô đã nhận ra “anh làm tất cả những điều đó chỉ như một con chim bồ câu đang rúc đầu dưới cánh mà thôi, chẳng mong trông thấy điều gì tốt đẹp hơn. Suốt đời anh sẽ chỉ đậu bên dưới những mái hiên mà thôi.” Olga trông mong ở chàng nhiều hơn thế, nhưng đổi lại chỉ là cầu xin cô tha thứ, chỉ vì căn bệnh Oblomovka.

Ivan Goncharov đã vận dụng thủ pháp dùng những sự vật, sự việc liên quan xung quanh để khắc họa nên cái vấn đề của nhân vật chính. Toàn bộ truyện từ đầu đến cuối ông tạo ra những hoàn cảnh, những chi tiết lúc gần lúc xa, lúc trừu tượng lúc hiện hữu để đả kích mạnh mẽ thói tật lười biếng của Oblomov. Đoạn đầu truyện khiến mình bật cười nhưng càng về sau truyện đi dần vào những ám chỉ lúc dễ hiểu lúc xa xôi hơn, nên đôi khi khiến mình lạc lối vì khó cảm được thủ pháp của Goncharov.

Xem thêm: [Bookademy] Review Sách 7 Loại Hình Thông Minh Sợ Gì IQ Thấp! – YBOX

Nhưng Kẻ Đại Lãn cuốn hút mình theo một cách riêng, từng bi kịch cuộc đời Oblomov được khắc họa dần dần, khiến mình không ngừng lật trang để xem LƯỜI BIẾNG sẽ dẫn Oblomov đến đâu. Ba chữ KẺ ĐẠI LÃN không chỉ xuất hiên trên bìa sách, mà nó như được viết ra trên khắp cả cuốn sách, như thể nó đang viết ra cho chính mình. Vì mình cũng đã nhìn thấy hình bóng mình trong đó. Mình còn đến gần 10 chương sách dịch nữa, ngày deadline đã gần nhưng mình vẫn đang thảnh thơi mỗi ngày dịch vài trang. Và mình vẫn cho rằng rồi thể nào mình cũng sẽ hoàn thành sớm trước deadline, mình vẫn tự tin dù bà xã cứ lo ngại mình sẽ không thể nào xong được nếu cứ LƯỜI BIẾNG như thế.

Ôi căn bệnh Oblomovka này quả thật dễ lây lan! Ôi căn bệnh LƯỜI BIẾNG này xảy ra với hầu hết chúng ta! Phải chăng trong chúng ta ai cũng sẽ có Oblomov, hễ dịp nào ta uể oải chàng liền nhảy ra ép ta nằm ườn trên sô pha khi ngày tháng dần qua???? Ôi Oblomov ơi!

Điểm: có lẽ chẳng cần cho điểm nữa vì bài review này đã quá dài rồi!

Bình Thư Quán