Rate this post

Sinh 8 Bài 47: Đại não giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của đại não, sự phân vùng chức năng của đại não. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương IX trang 150.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 47 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Bài 47: Đại não

I. Cấu tạo của đại não

1. Vị trí

Đại não nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não

2. Cấu tạo ngoài

– Rãnh liên bán cầu chia não thành 2 nửa.

– Rãnh sâu chia bán cầu não thành bốn thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương.

  • Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán với thùy đỉnh.
  • Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán, thùy đỉnh với thùy thái dương.

– Bề mặt đại não có nhiều nếp gấp là các khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não: làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của vỏ não lên đến 2300 – 2500 cm2. Hơn 2/3 bề mặt của não nằm trong các khe và rãnh.

Chức năng của đại não

3. Cấu tạo trong

– Chất xám ở ngoài làm thành vỏ não, dày khoảng 2 – 3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.

– Chất trắng: ở trong là các đường dây thần kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống khi bị tổn thương 1 bên đại não thì sẽ làm tê liệt các phần bên thân còn lại. Bên trong chất trắng chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ).

II. Sự phân vùng chức năng của đại não

– Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức.

  • Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, tai, mũi, lưỡi, da… và các thụ quan ở trong như cơ khớp
  • Vùng vận động vì dụ: vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
Chức năng của đại não

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 47 trang 150

Bài 1 (trang 150 SGK Sinh học 8)

Vẽ sơ đồ đại não nhìn từ bên ngoài và trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài.

Gợi ý đáp án

Sơ đồ đại não các bạn tham khảo ở trong SGK rồi vẽ lại nhé.

Còn về hình dạng cấu tạo ngoài của đại não là:

  • Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa
  • Bề mặt của đại não đc phủ bởi 1 chất xám làm thành vỏ não
  • Bề mặt của đại não có rất nhiều nếp gấp, đó là các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt vỏ não, nơi chứa thân nơron lên tới 2300->2500cm2
  • Hơn 2/3 diện tích bề mặt của não nằm trong các rãnh và khe.
  • Vỏ não chỉ dày khoảng từ 2-3 mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp
  • Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy.
  • Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh
  • Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương
  • Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não
  • Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân mềm
  • Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não và nối 2 nửa đại não với nhau
  • Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não vs các phần dưới của não và vs tủy sống
  • Hầu hết các đường này đều bắt chéo nhau hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống

Bài 2 (trang 150 SGK Sinh học 8)

Mô tả cấu tạo trong của đại não

Gợi ý đáp án

Cấu tạo của Đại não gồm:

  • Chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Trong chất trắng còn có các nhân nền.
  • Chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện.
  • Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não với tủy sống. Hầu hết các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.

Bài 3 (trang 150 SGK Sinh học 8)

Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp thú.

Gợi ý đáp án:

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp Thú là:

  • Đại não người phát triển rất mạnh, khối lượng lớn, phủ lên tất cả các phần còn lại của bộ não.
  • Diện tích của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron.
  • Vỏ não người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gầm vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng thính giác và thị giác.