Rate this post

Sổ tay nhà thôi miên II, góc nhìn cá nhân rất đáng trân trọng!

Nếu là một fan của sách tâm lý hay fan của tác giả Cao Minh với hai cuốn sách Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải Sổ tay nhà thôi miên I thì chắc chắn bạn cũng đừng nên bỏ lỡ cuốn sách số 3 này – Số tay nhà thôi miên II.

Mình là một người hướng nội, thích đọc sách có chiều sâu đi vào phân tích tâm lý nội tâm nhân vật hơn là những cuốn sách miêu tả phân lý hời hợt, lý thuyết sáo rỗng. Tuy nhiên, sau khi mua được cuốn Sổ tay nhà thôi miên mình mới chính thức trở thành fan của tác giả Cao Minh đặc biệt là fan của thể loại sách phân tích tâm lý con người thông qua thôi miên và giải mã nhân cách con người bằng phân tích khoa học.

Xem thêm: Review Chiếc hộp Pandora – Dazai Osamu

sổ tay nhà thôi miên II Reviews sổ tay nhà thôi miên II

Thay vì việc viết những kiến thức lý thuyết khô khan như các cuốn sách tâm lý khác thì mình thích cách tác giả dẫn vào câu chuyện hơn thông qua duyên cớ – mở phòng khám tâm lý, bắt mạch tâm lý con người giúp giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải.

Thực ra ai cũng có vấn đề về tâm lý, chỉ là bạn có nhận ra nó hay không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, có biểu hiện hay không có biểu hiện, thuộc loại bệnh lý gì và nó có nguy hiểm hay không mà thôi. Đôi khi, rõ ràng chỉ là một giấc mơ đơn giản nhưng nó đang cảnh báo cho bạn biết tâm lý đang bất ổn, hãy tìm ra nguyên nhân và giải quyết nó. Những điều này đã được đề cập ở trong Sổ tay nhà thôi miên I.

Xem thêm: Review sách Bí mật tư duy triệu phú – Điều gì làm nên thành công ở một triệu phú

Sang đến cuốn Sổ tay nhà thôi miên II, thì điều mình chờ đợi đã xuất hiện. Ở cuốn trước, tác giả để cho hai nhân vật chính được thể hiện tài năng của mình qua công việc, xử lý các tình huống vấn đề tâm lý cho các nạn nhân, góc nhìn nhân sinh quan rộng, thì ở cuốn số hai này, tác giả đưa vấn đề cá nhân lên trước, thu nhỏ tầm nhìn đi sâu vào khai thác vào cảm xúc của từng cá nhân.

Cả nhân vật chính và những nạn nhân đều được trút hết nỗi niềm khiến nhân vật trở nên gần gũi hơn, dễ đồng cảm hơn. Nếu ở tập một, nhà phân tích tâm lý (Cộng sự) được phân vai soái ca, bad boy đáng yêu thì ở tập hai tác giả đi sâu vào nội tâm cá nhân: Sau lớp vỏ cool ngầu ấy ẩn sau là một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế đôi lúc dùng nét thờ ơ, lạnh nhạt để đánh lừa người đối diện. Nhà thôi miên (Tôi) ở tập hai cũng được thể hiện nhiều hơn, qua những lời thoại mình cảm nhận được sự trưởng thành và tin cậy đến từ nhân vật này.

Tóm lại, đây mà một bộ sách mà nếu đã đọc tập 1 thì không thể không đọc tập 2. Mà nếu đã trót mê dòng tâm lý thì không thể bỏ lỡ bộ sách này đâu nè =)))