Rate this post

Chúc tết gia đình bạn bè tưởng chừng là một chuyện đơn giản, nhưng đôi khi lại là tình huống dở khóc dở cười.

Chúc Tết tưởng như là chuyện quá quen thuộc với mỗi người, tuy nhiên vẫn có chuyện phải bàn. Ví dụ, bạn chúc ai đó “sống lâu trăm tuổi” chưa chắc người ta đã vui. Tại sao vậy?

– Trước khi xoa tay chúc cả nhà người ta “sống lâu trăm tuổi” bạn nên kiểm tra trước xem trong nhà có ai đã… 99 tuổi không!

– Lời chúc cho một doanh nhân:”Chúc anh làm ăn bằng năm bằng mười năm ngoái” dường như kiểu gì cũng phù hợp và tưởng như lúc nào phù hợp nhưng trước khi chúc câu đó thì nên tìm hiểu doanh nhân kia năm ngoái nợ bao nhiêu tiền, liệu làm bằng năm bằng năm bằng mười năm ngoái thì nghĩa là thế nào…?

– Lời chúc Chúc gia đình anh chị luôn hạnh phúc! có thể làm gia chủ tối xầm mặt vì họ vừa mới ra tòa trong năm vừa rồi.

– Đến nhà ai ở chung cư, không nên chúc người ta “Tiền vào như nước”. Vì có thể khu đó nước máy thường xuyên bị mất nước và vòi nước thì chảy rất nhỏ.

– Đến nhà sếp, nếu thấy vợ chồng cô thư ký cũng đang ở đó thì không nên chúc sếp sang năm “sung sức”, câu nói đó có thể làm cho chồng cô thư ký và sếp…”suy nghĩ sâu xa”

– Đến nhà bác sĩ hay người bán… quan tài mà chúc người ta sang năm đắt khách thì khác gì chúc xã hội nhiều ốm đau chết chóc?

– Bạn là sinh viên ở lại nhà trọ ăn Tết? Đừng chúc chủ nhà câu nào liên quan đến tiền nhé, kẻo người ta nhớ ra bạn đang khất tiền nhà tháng cuối năm đấy!

– Chúng ta thường chúc mọi người “tiền vô như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin”, nhưng lâu lâu lại nhầm thành “tiền ra như nước sông Đà, tiền vô nhỏ giọt…”, nguy hiểm lắm nha, nên nếu chúc dài thì nhớ suy nghĩ cho thật kĩ nhé.

– Thay vì chúc “dồi dào sức khỏe” thì có thể chúc “nhiều sức khỏe”, “luôn mạnh khỏe”… để rõ nghĩa hơn, cũng là để tránh phát âm không rõ ràng từ “dồi dào”.

– Chúc người cao tuổi thì không chúc “làm ăn phát tài” vì dù sao họ cũng đã lớn tuổi rồi, có đi làm nữa đâu. Chúc họ “vạn sự như ý, gặp nhiều may mắn” là được.

– Tránh chúc những câu vô thưởng vô phạt kiểu: “Năm mới, nhiều điều mới”, “Ước gì được nấy” (vì ko phải lúc nào ước cũng được). Thay vào đó hãy chúc năm mới gặp nhiều niềm vui và may mắn hơn, vạn sự như ý… là được.

– Với chị em phụ nữ, nếu chúc họ “trẻ, đẹp” thì sẽ khiến các chị suy nghĩ “mình già lắm sao?”. Hãy chúc đầy đủ, rõ ràng hơn: “Chúc chị/em/bạn luôn trẻ, đẹp mãi như bây giờ”.

Vô số những tình huống chúc Tết nghe có vẻ rất hay nhưng lại rất vô duyên bởi không đúc lúc, đúng người, đúng ngữ cảnh vậy nên chúng ta mỗi nghĩ chúc Tết nên suy nghĩ và chuẩn bị cho mình một câu chúc thật hay và hợp lý trước khi chúc người khác.

Nguồn: sachvui.co

Sưu tầm: Kiều My – PTKD