Rate this post

Tác giả: Kim Hye-jin. Dịch giả: Bích Ngọc

Thể loại: Tâm lý XH (đồng tính nữ)

Ngày…tháng…năm…

Chị yêu quý của em,

Từ lúc Chị chuyển sang chỗ làm mới, dù không quá xa chỗ cũ nhưng chúng ta vẫn ít có dịp gặp nhau hơn. May mà hai mình sống trong thời đại công nghệ phát triển nên mỗi ngày đều có thể liên lạc qua Messenger, email, Whatsapp…

Em vừa đọc xong một quyển sách nhỏ nhưng gây ấn tượng sâu đậm với em, do đó trong email này thay vì than thở kể lể về những chuyện vụn vặt trong cuộc sống thường ngày thì em sẽ viết bài bình luận đánh giá về quyển sách đó, Chị đọc xong bài viết nếu muốn đọc thì nói em cho mượn, nhé.

Chị cũng biết em vốn không phải đứa con ngoan, nên mỗi khi nhìn thấy những tựa sách có vẻ như nội dung về tình cảm gia đình thì em mặc định là không mua không đọc, nhưng không hiểu vì lý do gì mà em bị thu hút bởi màu sắc và kiểu chữ trên bìa của cuốn “Về nhà với mẹ”.

Xem thêm: Review Sách Chùm Nho Phẫn Nộ

Về nhà với mẹ Review Về nhà với mẹ

Thêm một điều nữa là em cũng không thích văn học Hàn Quốc vì nó nhìn chung khá u ám buồn bã, vậy mà sau khi đọc lướt bìa sau cuốn này thì em rất hứng thú, và sau lần đến Nhã Nam Thư Quán đọc thử thì em “ghim” luôn nó vào đầu, đợi có dịp giảm giá thì mua. Trong lúc đọc, em nung nấu rất nhiều ý tưởng cho review, chỉ lo đọc xong nhanh nhanh để có thể viết ra cảm nghĩ của mình.

“Về nhà với mẹ” là một câu truyện được kể dưới góc nhìn của Người Mẹ, nhân vật chính là Người Mẹ, Con Gái và Con Bé. Con Gái là con gái của Người Mẹ, còn Con Bé là người yêu của Con Gái. Vâng, Con Gái và Con Bé là cặp đôi đồng tính nữ, đó là lý do chính khiến em nhất quyết tìm đọc và kiên trì + hứng thú đọc đến hết cuốn này. Đọc hết truyện nhưng em vẫn không biết tên thật của Con Gái và Con Bé, nên em sẽ gọi họ bằng tên mà họ gọi nhau, Con Gái là Green còn Con Bé là Rain.

Xem thêm: Nâng cao tay nghề với những cuốn sách dạy nấu ăn

Xanh Lá và Mưa, Mưa sẽ giúp Xanh Lá đâm chồi nảy lộc và sống mạnh mẽ xinh đẹp. Ngay từ cách đặt tên nhân vật thì người đọc thấy ngay sự gắn kết thân mật giữa hai người con gái này. ____ Nhìn tên hai cô ấy mà em nhớ đến biệt danh của Chị và em, Ngọc Trai và Biển, cũng khá liên quan và gắn kết thân mật đó chứ

Người Mẹ là điều dưỡng trong một viện dưỡng lão, Green là giảng viên Đại học nhưng bị sa thải vì là người đồng tính, Rain dường như là “công” trong mối quan hệ này, trong truyện không nói đến nghề nghiệp của Rain nhưng cô ấy có việc làm ổn định và là người đỡ đần cho Green cả về kinh tế lẫn tinh thần. Vì giúp đỡ các đồng nghiệp đồng tính khác khi họ bị trường ĐH sa thải, Green không còn khả năng tự thuê nhà bên ngoài mà phải trở về thuê nhà mẹ ruột để ở.

Rain là người trả khoản tiền thuê nhà, do đó về lý thì Rain có quyền sống chung nhà với Green, dù Người Mẹ rất khổ sở tức giận vì điều này và không ít lần muốn đuổi Rain ra khỏi nhà. Dù lớn tuổi nhưng Người Mẹ vẫn đi làm hằng ngày ở viện dưỡng lão, chăm sóc cho Jen – một bà lão từng có thời thanh xuân rực rỡ nhưng nay đã gần đất xa trời. Dù Jen đóng góp khoản tiền lớn nhưng viện dưỡng lão vẫn đối xử với bà ấy hết sức tồi tệ.

Tuy được yêu cầu phải nhắm mắt làm ngơ nhưng Người Mẹ vẫn không ngừng bức xúc với cách hành xử của viện dưỡng lão, bên cạnh đó, khi ở nhà thì bà phải từng giờ từng phút đối phó với cảm xúc hỗn loạn vì tức giận với Rain. Tình cảnh trở nên xấu đi khi Green tham gia biểu tình và đánh nhau trước cổng trường ĐH dẫn đến bị thương.

Khi đọc những trang đầu, tuy đã cân nhắc kỹ rồi mới mua sách nhưng em vẫn không tránh khỏi suy nghĩ “ôi sao văn chậm thế này, không lẽ cũng chán như những cuốn văn học Hàn khác mình từng đọc và bỏ”, nhưng may mà chưa đến chục trang thì mạch văn trở nên lôi cuốn hơn, càng đọc càng không muốn đặt sách xuống. Lâu rồi em mới gặp một quyển sách không phải trinh thám nhưng vẫn đủ ma lực trói chặt em như thế này.

Có thể bạn quan tâm: Những bài học đáng giá từ Tam Quốc Diễn Nghĩa

Về nhà với mẹ 1 Review Về nhà với mẹ

“Về nhà với mẹ” được viết qua lời kể của một phụ nữ lớn tuổi nên đem đến cho em những góc nhìn rất lạ, những suy ngẫm không thể ngờ tới, những cảm nhận sắc nét về sự đổi thay của thời tiết, những buồn lo đến kiệt quệ trước cảnh sống chung của Con Gái và người yêu đồng giới… Với nội dung nói về người già, người bệnh, cuốn này khiến em liên tưởng đến những cuốn “Elizabeth mất tích” và “Từng nốt nhạc ngân”. Hai cuốn kia đều đem đến cho em cảm giác rất nặng nề uất ức khi đọc, “Về nhà với mẹ” cũng vậy, em phải nhiều lần hít thở sâu và đi làm chút việc khác để tâm trạng dịu lại rồi mới đọc tiếp được.

Chị và em, chúng ta đều từng trải qua những kỳ thị đối với người đồng tính, từng hứng chịu những lời lẽ nhục nhã từ chính người thân khi chúng ta công khai mối quan hệ với nhau, nên khi đọc quyển sách này em càng thấu hiểu và đồng cảm hơn. Nhiều lần em đã khóc vì những câu những đoạn hết sức bình thường trong sách.

Người đồng tính cũng là người chứ đâu phải một giống loài dơ bẩn nào đó, tình yêu của người đồng tính vẫn là tình yêu say đắm và chung thủy chứ đâu phải mối quan hệ hời hợt dơ bẩn sớm nở tối tàn. Vậy mà cả trong sách lẫn ngoài đời thực, vẫn có vô số kẻ không liên quan tự cho mình cái quyền phán xét và bắt người khác làm theo ý mình.

“Tại sao phải lấy chồng hay có con mới gọi là lập gia đình? Mẹ, Rain là gia đình của con. Suốt bảy năm qua bọn con đã sống như gia đình. Gia đình là cái gì? Không phải là chỗ dựa tinh thần, là người luôn ở bên cạnh mình sao? Tại sao như thế này thì được coi là gia đình, như thế kia lại không?”

Gợi ý: Định hướng nghề nghiệp

“…liệu có thể hy vọng gì ở mối quan hệ đó? Bất cứ lúc nào cũng có thể chia tay, quay lưng rồi sẽ chẳng còn là gì với nhau nữa”.

Theo em thấy, đâu chỉ có tình cảm đồng giới mới “bất cứ lúc nào cũng có thể chia tay, quay lưng chẳng còn là gì với nhau”. Tình yêu dị tính cũng vậy thôi. Hồng trần đầy những cô gái than khóc vì bị bạn trai bỏ rơi, nhân gian đầy những chàng trai phẫn hận vì bạn gái cắm sừng. Nhà tâm lý học Alfred Adler từng nói “Tất cả những ưu phiền trên đời đều đến từ mối quan hệ giữa người và người”. Vậy cớ sao cứ mãi đổ lỗi, dán những cái nhãn sai lầm, thiển cận và đầy thành kiến cho cộng đồng LGBT+? Haizzzz, cứ nói đến những vấn đề này thì Chị thấy em luôn quá bức xúc hỉ..

Người Mẹ trong truyện cũng không hiểu, không thể chấp nhận sự khác biệt của con gái mình, nên 98% suy nghĩ + lời lẽ của bà ấy trong truyện đều khiến em rất ngột ngạt. Tuy vậy, em phần nào hiểu được lý do của thái độ chống đối đó, hiểu được cảm giác muốn phát điên của bà ấy vì không thể can thiệp hay thay đổi bất cứ điều gì. Người Mẹ thuộc thế hệ trước, là một người phụ nữ thấm nhuần tư tưởng nhịn nhục cam chịu của nữ giới Á Đông, coi việc lấy chồng sinh con là lẽ sống, là trách nhiệm của MỌI phụ nữ.

Em công nhận là bất kỳ thái độ cực đoan quá quắt nào cũng gây khó khăn và khó chịu cho chính mình và nhiều người khác. Nhưng Người Mẹ vẫn là một phụ nữ rất tốt bụng, quan tâm đến người khác, làm những việc vượt quá trách nhiệm của một điều dưỡng trong viện dưỡng lão.

Tuy phần giới thiệu ở bìa sau sách nói rằng nhân vật chính là Người Mẹ và Con Gái, nhưng em thấy Con Gái trong truyện xuất hiện ít và hơi mờ nhạt, người nổi bật và ghi ấn tượng sâu sắc vào lòng em lại là Con Bé, tức là Rain – người yêu đồng giới của Con Gái. Rain vừa phải đi làm vất vả để giúp đỡ Green cả về tài chính lẫn nâng đỡ tinh thần, vừa phải từng ngày nhận lấy thái độ kỳ thị, khó chịu, ác cảm của Người Mẹ.

Có thể bạn quan tâm: Top sách thiếu nhi nhưng người lớn mê tít

Vậy mà suốt cả truyện không có cảnh nào Rain khóc, lúc nào cũng thấy cô ấy hết sức bình tĩnh lễ phép nói lý lẽ với Người Mẹ, và ngoại trừ chuyện gào lên tuôn vào mặt Rain những lời hằn học vô nghĩa thì Người Mẹ không thể làm gì khác để đuổi cô ấy đi. Đọc quyển sách này khiến em muốn có một người yêu như Rain, hoặc chí ít thì em sẽ cố gắng trở thành người kiên cường và mạnh mẽ như Rain.

Không thể không đề cập đến người phụ nữ tên Jen mà Người Mẹ chăm sóc trong viện dưỡng lão. Thời trẻ, Jen là một phụ nữ giàu có và nổi tiếng trong sự nghiệp, không lập gia đình, dùng tiền của để chu cấp nuôi nấng một đứa trẻ mồ côi không quen biết gì với bà. Về già, bà đem toàn bộ tài sản đóng góp cho viện dưỡng lão mà bà đến sống, nhưng thay vì đối xử tử tế thì viện dưỡng lão vẫn rất tồi tệ và tàn nhẫn với bà như với tất cả những người già khác sống trong ấy nhờ vào trợ cấp nhà nước. Họ tiết kiệm từng miếng tã (bỉm), thậm chí còn bắt điều dưỡng phải “cắt phần bỉm bị ướt từ bỉm đã dùng rồi, trải giấy báo và đắp giấy vệ sinh lên, sau đó đóng lại như cũ”.

Khu vực nhạy cảm của người phụ nữ lớn tuổi bị lở loét, mưng mủ, “làn da sạm đen đỏ lên như bị bỏng”… Em hiểu là ngân sách nhà nước có hạn nhưng người già trong viện dưỡng lão đâu có ăn nhiều hoặc cần chi tiêu những khoản như người trẻ. Người già bệnh tật như vậy chỉ cần sự quan tâm chăm sóc nhẹ nhàng, thuốc men, và tã sạch để giúp phần thân dưới của họ không bị lở loét hoại tử (do nằm suốt ngày).

Vậy mà viện dưỡng lão đối xử với họ còn tồi tệ hơn đối xử với thú cưng, coi họ như những súc thịt chờ đến ngày vứt bỏ, chưa bị đãng trí cũng trói lại tống vào bệnh viện dành cho người bị Alzheimer và chích thuốc ngủ để họ ngủ suốt ngày, khỏi gây phiền cho ai… Bản thân em cũng không đếm hết những lần cảm thấy phiền phức với người lớn tuổi, phải hết sức kiềm chế sự bực bội để chăm sóc họ, nhưng khi đọc những gì mà cuốn sách này mô tả về viện dưỡng lão, em chỉ biết im lặng rơi nước mắt chứ không biết mình có thể làm gì khác để cải thiện những điều đó..

“cơ thể rúm ró như quả bóng xịt hơi… Đó không phải sức nặng của xương và chất đạm, mỡ hay nước mà là sức nặng của thời gian và ký ức chồng chất lên nhau. Đó cũng có thể là bằng chứng của dòng máu nóng đỏ vẫn đang chảy trong người bà ấy”.

Xem thêm: 03 quyển tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay nhất không thể không đọc

Kết thúc quyển sách, sự ác cảm của Người Mẹ đối với Rain vẫn không hề biến mất nhưng có vẻ đang bắt đầu giảm bớt. Sách cũng không nói gì về chuyện Green có tìm được công việc khác ổn định chưa, cũng không nói về chuyện người đồng tính đã bắt đầu được thừa nhận và tôn trọng trong XH chưa. Tóm lại đây không phải một cuốn sách dễ đọc và có happy ending, thay vào đó nó khép lại với bao dang dở, để lại nhiều khoảng trống, buồn bã và băn khoăn trong lòng người đọc.

Nhưng em không hề tiếc thời gian đã đọc cuốn này, từng câu từng đoạn như thấm sâu vào lòng em và khiến em hiểu rằng ngoài kia vẫn còn rất nhiều những người giống mình, những người tử tế sẽ luôn ủng hộ và giúp đỡ mình. Bên cạnh đó, “Về nhà với mẹ” cũng hé lộ một chút cho em về suy nghĩ và cách hành xử của người già, để từ nay em sẽ đỡ khó chịu buồn bực khi phải kề cận chăm sóc người lớn tuổi.

Đọc xong email của em, Chị có thấy muốn đọc quyển sách này không? Em nghĩ là Chị sẽ thích. Sau khi Chị đọc nó thì chúng mình sẽ có khá nhiều điều để thủ thỉ tâm tình, nhỉ Nhưng nói gì thì nói, cuốn này khá buồn và khiến tâm trạng em đang bị chìm xuống đáy sâu, nên để dỗ em vui lên thì cuối tuần này Chị hãy chở em đi chơi nha

From Sea-chan with love,

(Sea, 10-11-2020)