Rate this post

1. Cấu tạo và chức năng tiểu cầu

a. Cấu tạo

Tiểu cầu là một mảnh tế bào không có nhân được tạo ra từ mẫu tiểu cầu trưởng thành trong tủy xương, nó được mô tả đầu tiên vào những năm 1800 bởi Bizzozero. Tiểu cầu có hình dạng giống hình đĩa, đường kính khoảng 2 – 4 µm, dày khoảng 0.5 µm. Màng của tiểu cầu là màng phospholipid kép có chứa rất nhiều thụ thể bề mặt. Bên trong bào tương có các hạt chứa chất liên quan đến quá trình ngưng tập tiểu cầu và đông cầm máu (hình 1).

Hình 1. Sơ đồ cấu tạo tiểu cầu

Chú thích: E.C – áo ngoài, CM – màng tế bào, SMF – sợi khung xương dưới màng tế bào; M.T- vòng vi ống quanh tiểu cầu, C.S và OCS – chỗ lõm của màng bào tương từ thành của các kênh thông ra bề mặt tiểu cầu và hệ thống mở, M – ti thể; D.T.S – hệ thống ống đặc chứa canxi, Gly – hạt glycogen, B.D – thể đặc, G – hạt alpha.

b. Chức năng

Tiểu cầu đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều quá trình bao gồm đông cầm máu, tạo cụ máu đông, co cục máu đông, co mạch và sửa chửa, miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch.

Trong số các chức năng của tiểu cầu thì chức năng liên quan đến quá trình đông cầm máu được quan tâm nhiều nhất và hầu hết các xét nghiệm chức năng tiểu cầu mục đích để khảo sát chức năng này.

Khi tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu các tiểu cầu phải trải qua giai đoạn hoạt hóa để phóng thích chất trong các hạt chức năng và biến đổi hình dạng để kết dính lại với nhau tạo nút chặn tiểu cầu và cục máu đông.

2. Các phương pháp đánh giá chức năng tiểu cầu

Theo dòng thời gian phát triển của khoa học kỹ thuật thì xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu ngày một phong phú và tiến bộ hơn. Có thể chia làm hai nhóm xét nghiệm, nhóm xét nghiệm chức năng tiểu cầu cổ điển (bảng 1) và nhóm xét nghiệm chức năng tiểu cầu mới (bảng 2)

Bảng 1. Danh sách các xét nghiệm chức năng tiểu cầu cổ điển.

Tên xét nghiệmMục tiêu khảo sátƯu điểmNhược điểmThời gian máu chảyTest sàng lọc trên cơ thểSinh lýKhông nhạy, xâm lấnĐo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp quang họcSự đáp ứng của các chất đồng vậnCó thể dùng để chẩn đoánKhông sinh lýĐo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp trở khángSự đáp ứng của các chất đồng vậnSử dụng máu toàn phần

Không nhạy

Đo ngưng tập tiểu cầu và sự phát quangKết hợp giữa sự ngưng tập và phóng thích ADPCung cấp nhiều thông tinBán định lượngAdenine nucleotideSự dự trữ và phóng thích hạt ADPĐộ nhạy caoĐòi hỏi dụng cụ chuyên biệtKính hiển vi điện tửĐánh giá vi cấu trúc của tiểu cầu như thiếu hạt đặc hoặc tiểu cầu khổng lồCó thể dùng để chẩn đoánĐòi hỏi dụng cụ chuyên biệtPhân tích điện diThiếu glycoproteinĐơn giảnChỉ giới hạn ở những glycoprotein chínhCo cục máu đôngĐo lường sự tương tác của tiểu cầu với fibrinogen/ fibrin. Phát hiện bất thường về số lượng GpIIb/IIIaĐơn giảnKhông chuyên biệtĐàn hồi cục máu đồĐông cầm máu toàn bộTiên lượng chảy máuChỉ đo lường khả năng đông, không nhạy với aspirinGlass filterometerChức năng tiểu cầu với shear caoĐơn giảnĐòi hỏi số lượng tế bào máuĐánh dấu chất phóng thích từ tiểu cầu như βTG PF4…Đánh đấu hoạt động tiểu cầu trong cơ thểĐơn giản, đo lường hoạt động của tiểu cầuDễ bị nhiễu

Bảng 2. Danh sách các xét nghiệm chức năng tiểu cầu mới.

Tên xét nghiệmMục tiêu khảo sátƯu điểmNhược điểmClot signature analyser (CSA®)Đông cầm máu toàn bộ, chức năng tiểu cầu với shear caoĐo lường chức năng đông máu toàn bộChi phí cho máy mócCone and platelet analyser (CPA) hoặc dụng cụ IMPACT®Sự kết dính/ ngưng tập của tiểu cầu với shear caoCần thể tích máu ít, sinh lýÍt sử dụng rộng rảiTế bào dòng chảyCác marker hoạt hóa và glycoprotein tiểu cầuMáu toàn phần, linh hoạtCần hệ thống máy móc đắt tiềnIchor-plateletworks®Đếm số lượng tiểu cầu trước và sau hoạt hóaDụng cụ đơn giảnTest đếm số lượng sau ngưng kết một cách gián tiếpHệ thống đông cầm máu®Lực co của tiểu cầu, phần đàn hồi của cục máu đông và thời gian các thế hệ thrombinNhanh và đơn giảnChủ yếu đo lường khả năng đông máuDụng cụ Hemostasus®Sự hoạt hóa tiểu cầu trước khi tạo cục máu đôngĐơn giảnKhông nhạy với aspirin và chức năng của GpIbLaser platelet aggregometer (PA-200)Tiểu cầu ngưng kết vi thểNhạy, nghiên cứu chức năng sâuÍt sử dụng rộng rảiPlatelet function analyser (PFA-100®)Sự kết dính/ ngưng tập của tiểu cầu với shear caoKhảo sát nhanh và đơn giảnKhông linh hoạtUltegra (RPFA®) – phân tích chức năng tiểu cầu nhanhHiệu lực của liệu pháp kháng tiểu cầu như Gp IIb/IIIa, aspirin, clopidogelDụng cụ đơn giảnKhông linh động, không thể dùng để phát hiện dị tật tiểu cầu hoặc VWDPhân tích tình trạng huyết khối (TSA)Chức năng tiểu cầu với shear caoĐơn giảnÍt sử dụng rộng rảiTest huyết khối GorogChức năng tiểu cầu với shear cao và đông máu toàn bộĐơn giảnÍt sử dụng rộng rảiPlatelet-StatSự kết dính tiểu cầu với collagen màngĐơn giảnĐang nghiên cứuPhân tích proteomic nhạy cảmĐo lường toàn bộ proteinTăng độ nhạyĐòi hỏi giai đoạn tinh sạch trướcPhân tích bộ gen tiểu cầuĐo lường toàn bộ mRNA bởi kỹ thuật microarrayCó khả năng đo lường thông tin từ mẫu tiểu cầu/ những protein được tổng hợp ở tiểu cầuBộ gen của tiểu cầu chưa được xác định đầy đủ. Đòi hỏi giai đoạn tinh sạch trước. Sự không ổn định của mRNA

Để chẩn đoán bệnh lý rối loạn đông máu do số lượng tiểu cầu thì khá dễ dàng, nhưng bệnh lý do chức năng tiểu cầu, đặc biệt là các bệnh lý di truyền dẫn đến khiếm khuyết chức năng tiểu cầu, thì rất phức tạp, đòi hỏi tiến trình gồm nhiều xét nghiệm.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu hai sơ đồ để tham khảo về quy trình chẩn đoán bệnh lý tiểu cầu.

Sơ đồ 1 được trích từ Williams Hematology, xuất bản năm 2007.

Chú thích: TC – Tiểu cầu, BT – Bình thường, DT – Di truyền, KT – Kiểm tra, vWD – Bệnh Von Willebrand, TS – Thời gian máu chảy, HĐ ĐM – Hoạt động đông máu, Tg – thời gian, gđ – giai đoạn, KS – Khảo sát, HC – Hội chứng, KHV- Kính hiển vi, PƯ – Phản ứng, RLCN – Rối loạn chức năng, SPD – Thiếu dự trữ

Sơ đồ 2. Được trích từ bài báo của Sara J. Israels và cộng sự được đăng trên tạp chí Pediatric Blood Cancer năm 2011.

Chú thích: DH và TC – Dấu hiệu và triệu chứng, BS – Bệnh sử, TS – Tiền sử, SLTC – Số lượng tiểu cầu, PTHH và PMNB – Phân tích huyết học và Phết máu ngoại biên, TS – Thời gian máu chảy, XN – Xét nghiệm, KT TC – Kểm tra tiểu cầu, MPV – Thể tích tiểu cầu trung bình, BT – Bình thường, VWD – Bệnh Von Willebrand, TC – Tiểu cầu, KS – Khảo sát, Cn – Chức năng, XLT (X-linked thrombocytopenia) – Giảm tiểu cầu liên quan nhiễm sắc thể X, CAMT (congenital amegakaryocytic thromnocytopenia) – Giảm tiểu cầu do không có mẫu tiểu cầu bẩn sinh, ATRUS (amegakaryocytic thrombocytopenia with radio-ulnar synostosis) – Giảm tiểu cầu do không có mẫu tiểu cầu với bệnh radio-ulnar synostosis, FPD/AML (familial platelet disorder and predisposition to acute myelogenous leukemia) – Bạch cầu cấp dòng tủy mắc phải hoặc di truyền, BSS – Bernard-Soulier syndrome, GPS (Gray Platelet Syndrome)- Hội chứng tiểu cầu xám, GT – Glanzmann thromblasthenia, MDS (Myelodysplastic syndrome) – Hội chứng loạn sinh tủy, lq – liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Daaryl J. Adam và cộng sự. (2009). Wintrobe’s Clinical Hematology. Xuất bản lần thứ 12. NXB Lippincott Williams & Wilkins.

2. Lawrence Brass. (2010). Understanding and Evaluating Platelet Function. Hematology.

3. Marshalla A. Lichtman và cộng sự. (2007).Williams Hematology. Xuất bản lần thứ 7. NXB McGraw-Hill

4. Pau Harison.(2004). Platelet function analysis. Elsevier.

5. Sara J. Israels. (2011). Review Platelet Disorders in Children: A Diagnostic Approach. Pediatric Blood Cancer.