Rate this post

Như các bạn cũng đã biết, dù là trong lĩnh vực nào thì thiết kế luôn là một công việc ít nhiều có liên quan đến nghệ thuật ở một mức độ nào đó. Hiện nay đây là một trong những công việc có cơ hội việc làm lớn và đa dạng. Các ứng viên có thể ứng tuyển vào phòng thiết kế ở nhiều Công ty với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, trước khi ứng tuyển vào một vị trí nào đó trong phòng thiết kế thì các bạn cũng phải nắm rõ phần nào về Chức năng nhiệm vụ của phòng thiết kế để có thể dễ dàng hơn khi đi phỏng vấn xin việc cũng như là khi trở thành nhân viên chính thức của công ty.

1. Tìm hiểu về phòng thiết kế

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về thiết kế là gì? Thiết kế là việc tạo ra một bản vẽ hoặc một quy ước nhằm xây dựng lên một hình ảnh, một đối tượng, một vật, một hệ thống hay một sự tương tác giữa người với người có thể đo lường được. Trong một số trường hợp thì thiết kế cũng được coi là việc trực tiếp xây dựng, tạo hình một đối tượng cụ thể.

Thiết kế được biết đến là một nghề có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều tên gọi cụ thể như là thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ mạch điện, thiết kế đồ họa, nghề gốm,…

Chức năng nhiệm vụ của phòng thiết kế
trưởng phòng kinh doanh

Phòng thiết kế là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của một công ty nhất định, là một tên gọi chung cho các phòng ban có chức năng chính là thiết kế. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mỗi Công ty có liên quan đến lĩnh vực thiết kế bởi lẽ nó là nơi thể hiện sự sáng tạo và chuyên nghiệp của Công ty qua mỗi mẫu thiết kế nhất định, quyết định trực tiếp đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm của Công ty.

Tùy vào sự lớn nhỏ của một Công ty mà một phòng thiết kế có thể bao gồm từ 2 đến 4, 5 nhân viên. Trong đó có một trưởng phòng và các nhân viên, có thể có một phó phòng, mỗi vị trí có một chức năng, nhiệm vụ riêng được phân công một cách rõ ràng.

Một Công ty mà tổ chức cho mình được một phòng thiết kế mạnh với những nhà thiết kế tài ba thì đã nắm chắc một lợi thế lớn trong tay so với các Công ty đối thủ. Vậy Chức năng nhiệm vụ của phòng thiết kế là gì? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu thêm ở phần dưới đây.

2. Chức năng của phòng thiết kế

Một phòng thiết kế nói chung bao gồm các chức năng sau đây:

– Lên kế hoạch, phương án thiết kế sản phẩm, dự án của Công ty, theo yêu cầu cụ thể của Ban lãnh đạo hoặc yêu cầu của khách hàng.

– Tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc, lãnh đạo công ty trong công tác quản lý và tổ chức công tác thiết kế.

– Phối hợp với các phòng ban trong Công ty trong việc quản lý và sử dụng thông tin cũng như trong việc thực hiện các quy định chính sách của Công ty.

3. Nhiệm vụ của phòng thiết kế

Với những chức năng vốn có của mình, một phòng thiết kế thông thường có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

– Tổ chức tiếp nhận và tư vấn cho ban lãnh đạo về các công tác thiết kế của mỗi sản phẩm của công ty hay mỗi dự án hợp tác, làm việc với bên tư vấn thiết kế, các đối tác, khách hàng về các nội dung liên quan đến việc thiết kế;

– Lập kế hoạch về tiến độ thực hiện công việc được giao bao gồm các giai đoạn cụ thể từ lên ý tưởng, phác thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện bản vẽ thiết kế và bắt tay vào công đoạn thực hiện;

– Tổ chức thực hiện, phân công từng cá nhân, nhóm vào từng công đoạn thiết kế, giám sát và theo dõi quá trình thiết kế từ thời điểm phát sinh ý tưởng cho đến khi hoàn thành sơ bộ sản phẩm/dự án và trình ban lãnh đạo phê duyệt, chuẩn bị cho quá trình thực hiện dự án;

– Thống nhất phương án thiết kế theo yêu cầu của cấp trên và khách hàng, lên kế hoạch thực hiện, theo dõi sát sao và báo cáo kết quả khi có yêu cầu;

– Trong quá trình giám sát dự án, đưa ra đánh giá, tư vấn cho ban lãnh đạo về vấn đề điều chỉnh kế hoạch, phương án thiết kế để đạt hiệu quả tốt nhất;

– Phối hợp với các phòng ban có liên quan trong các vấn đề liên quan đến công tác thiết kế như là dự trù kinh phí, báo cáo tài chính, xây dựng hợp đồng với khách hàng,…;

– Phối hợp với bộ phận quản lý dự án để giám sát và đưa ra các phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án một cách khả thi;

– Làm việc với các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan về tiêu chuẩn và quy chuẩn của sản phẩm thiết kế, của dự án thi công,…;

Trên đây là một số thông tin chi tiết về phòng thiết kế cũng như là các chức năng nhiệm vụ của bộ phận thiết kế, các bạn có thể tham khảo để hiểu biết thêm hoặc để chuẩn bị cho nhu cầu công việc sau này của bạn.