Rate this post

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.26 KB, 14 trang )

Bạn đang xem: Triết lý âm dương ngũ hành trong đời sống văn hóa của người việt

Trường Khoa học Xã hội và nhân vănHệ văn bằng 2 CQKhoa ngữ văn Anh1Tháng 4/2GVHD: Mục lụcI) Lời mởđầu………………………………………………………………………3II) Triết lý âm dương ngũhành………………………………………………… 4III) Ứng dụng của nó trong văn hóa ẩm thực truyền thống ViệtNam……… 8IV) Tài liệu tham khảo……………………………………………………………152Lời mở đầuTừ xa xưa người Việt cổ đã hình thành nên một nền văn minh lúa nước, cuộcsống của con người gắn liền với nông nghiệp, các phong tục và nếp sốngtheo đó cũng ảnh hưởng theo và không biết từ lúc nào thuyết âm dương ngũhành đã ăn sâu vào đời sống văn hóa của con người Việt Nam, có lẽ là dothuyết âm dương ngũ hành dựa vào các quy luật của trời đất, gắn chặt vớithiên nhiên, thể hiện sự tương tác của con người với thiên nhiên, thỏa mãnnhu cầu tinh thần của người dân nên vô hình chung nó đã trở thành một nếpkhông thể thiếu trong đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ.Từ thời xa xưa con người đã biết nhìn nhận sự luân chuyển và vận động củađất trời để ứng dụng vào cuộc sống. Một cái nhìn tuy còn thô sơ nhưng khôngthể phủ nhận trí tuệ và sự uyên thâm của các nhà hiền triết thời xưa. Đặc biệtlà cách biến những triết lý âm dương phức tạp thành những thứ gần gũi và dễnhớ đối với người dân. Biểu hiện rõ nét nhất của thuyết âm dương ngũ hànhtrong nếp sống của người dân Việt cổ đó là trong ca dao tục ngữ, cách hànhxử, quan niệm về cuộc sống và các giáo lý thường ngày. Tuy bị ảnh hưởngnhiều bởi nếp suy nghĩ và thuyết âm dương ngũ hành của người Bách Việtnhưng người Việt cũng đã tạo nên cho mình một bản sắc riêng thể hiện trongẩm thực, văn hóa, nếp sống, và sinh hoạt hằng ngày.Thuyết âm dương ngũ hành thể hiện nhiều trong văn hóa Việt Nam, trong cáckhía cạnh đời sống và ảnh hưởng một cách sâu sắc đến bản sắc văn hóa dântộc, hình thành nên tính cách người Việt sachvui.coằm mục đích tìm hiểu về thuyết âm dương ngũ hành và những ảnh hưởngcủa nó tới Văn hóa Việt Nam, tôi làm đề tài này. Tuy nhiên, do đề tài quá rộngvà trong một và nhận định không thể xem xét hết các khía cạnh nên chỉ xinnêu ra một và nhận định về thuyết âm dương ngũ hành ảnh hưởng tới vănhóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam. Nhưng do kiến thức còn hạn chế và cũngkhông có nhiều thời gian nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những sai sótvà đôi lúc không thể tránh khỏi cái nhìn thiển cận. Vì vậy, rất mong nhận đượcsự đóng góp và sửa chữa của thầy.Học viên3I) Triết lý âm dương ngũ hànhÂm Dương được hiểu là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trongtoàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết chứ không phải là một vậtchất cụ thể. Bản chất của Âm Dương chính là sản phẩm của thực tiễn xã hội:chữ “sinh” trong “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượngsinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng” là minh chứng cho điều này. Âm Dươngchỉ hai mặt đối lập vốn có trong các sự vật hiện tượng: sự đối lập ngay trong mỗisự vật hiện tượng: trong > trái, Sự đối lập giữa các sự vật, hiện tượng: ngày > loại trừ lẫn nhau mà cùng song song tồn tại, nương tựa lẫn nhau, chuyển hoácho sachvui.co Trần Ngọc Thêm triết lý Âm Dương có hai quy luật cơ bản:Quy luật thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trongâm có dương, trong dương có âm. Vì vậy muốn xác định tính chất âm dương củamột vật cần xác định đối tượng so sánh, sau đó còn phải xác định cơ sở so sánh.Quy luật về quan hệ: Âm và Dương luôn gắn bó mật thiết với nhau vàchuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.Nói chung, cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướnglên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữuhình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, conbọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương.4Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ýnghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm cómầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.Ngũ Hành Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đãgiới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dươnghoàn thiện hơn.Ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ được con người ý niệm, phức tạphóa từ những vật chất cụ thể và thiết thực trong cuộc sống như: đất, nước, cây,lửa, sắt, đá và được kết hợp trong hai bộ tam tài : “Thủy – Hỏa – Thổ” và “Mộc -Kim – Thổ”, trong đó Thổ là yếu tố chung. Kết hợp chúng lại, ta được bộ năm vớimối quan hệ đa dạng và phong phú, trong đó “Thủy – Hỏa” và “ Mộc – Kim” là haicặp đối lập rõ rệt, “Thổ” ở giữa điều hòa. Do có mức độ trừu tượng hóa cao, NgũHành không phải là “5 yếu tố” mà là 5 loại vận động, Thủy, Hỏa…không chỉ vàkhông nhất thiết phải là nước, lửa mà còn là rất nhiều thứ khác.Trong Ngũ hành có 2 qui luật: Tương sinh: giữa Ngũ Hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩynhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ướcthứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinhKim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều cómối quan hệ với hai Hành khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh.Tương khắc: giữa Ngũ Hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quânbình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tươngkhắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kimkhắc Mộc. Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hànhkhác, hai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc. 5 Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sựcân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quáhoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. 6Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắckhông tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệvới nhau.Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc khắc thổ.Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc sachvui.coỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷCó tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triểnbình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinhtrưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bảnchất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.II) Ứng dụng của nó trong văn hóa ẩm thực Việt NamThực phẩm nói chung đều là những vật chất có mức tương ứng đối với ÂmDương và Ngũ Hành.  !”#$%&’’(&)&)*&+,-./&0123*&+,,”&0134*&+,&$156Thứ nhất, bảo đảm hài hòa Âm Dương của thức ăn. Để tạo nên các mónăn có sự cân bằng Âm Dương, người Việt phân biệt năm mức Âm Dương củathức ăn theo Ngũ Hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng,dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hànhkim), Bình (trung tính, hành thổ).7Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật Âm Dương bù trừ vàchuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thànhcác món ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa. Có như vậy, thức ăn mớicó lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn: rau răm là nhiệt (dương) đượcăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vịnhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thựcphẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rấtthơm, ngon. Thứ hai, bảo đảm sự quân bình Âm Dương trong cơ thể. Người Việt Namsử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người ViệtNam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình Âm Dương , thức ănchính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình Âm Dương ấy, giúp cơ thể khỏibệnh. Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụnglạnh, uống nước gừng sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thìcần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)…Thứ ba, bảo đảm sự quân bình Âm Dương giữa con người và môitrường. Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa.Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương(mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa,vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiềumỡ (dương), như các món xào, rán, kho…Ví dụ: trong đám cưới, vợ chồng trẻ thường tặng cho nhau một nắm đất vàmột nắm muối, như lời thề nguyền gắn bó với nhau và câu ca dao: “Gừng caymuối mặn xin đừng quên nhau”. Để cho tình cảm vợ chồng gắn bó, ăn đời ở kiếpvới nhau, ngày cưới người ta còn làm bánh phu thê : hình tròn, bọc trong khuônhình vuông (dương trong âm). Bánh có ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừngđen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ – đó là biểu tượng của triết lý Âm Dương – NgũHành, biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp của đất trời và con người. 8Các món ăn còn thể hiện được vị: mặn, ngọt, chua, cay, đắng; Ngũ sắc:Trắng, đen, xanh, đỏ, vàng. Để thỏa mãn 5 giác quan khi ăn: mũi ngửi mùi thơm,mắt thấy được màu sắc, tai thấy được tiếng nhai, lưỡi nếm được mùi vị, và taycầm và cảm nhận. Các món ăn ngày tết của mỗi miền dù khác nhau đến đâu cũng không thoátkhỏi mô hình canh – rau – mặn. Miền Bắc ăn nhiều chất béo để giữ ấm. Tết rấtlạnh, nên mới có món thịt đông. Sự khác biệt của món ăn các vùng chịu ảnhhưởng của phong thổ, vị trí địa lý. Chịu ảnh hưởng của gió biển, gió núi, khí hậukhắc nghiệt, các sản vật miền Trung không thể phong phú bằng hai miền Bắc,Nam. Vì vậy, các món ăn có nhiều vị cay, mặn. Trong khi đó, món ăn ngày tết củamiền Nam nhiều cá, thịt, cây trái. Khi chế biến, món gì cũng được cắt to, thái dày.Chẳng hạn, món thịt kho ngày tết bao giờ cũng thái vuông lớn thay vì thái látmỏng như ngày thường. Từ mâm ngũ quả của miền Bắc vào đến miền Nam đãtrở thành “mũ quả”, với hoa tươi, trái ngọt phương Nam. Người Nam còn sắp tráicây theo kiểu chơi chữ, như cầu vừa đủ xài với quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài.”Văn hóa cuốn” cũng là đặc trưng của món ăn ngày Tết Nam Bộ.Bánh chưng là sản phẩm lâu đời của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.Bánh chưng vừa bình dị, thân thiết với người Việt Nam, vừa thể hiện tính tư duysâu sắc của người xưa và thấm đượm triết lý âm dương, tam tài và ngũ hành.Bánh chưng được làm từ sản phẩm nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi đó là:gạo nếp, đậu xanh, thịt heo, gia vị (thảo quả, hạt tiêu, muối). Tất cả những thứ ấyđược gói lại bằng lá dong hay lá chuối vuông vức và được cột bằng dây lạt mềmmại buộc chặt.Bánh chưng trong ngày tết tuy đơn giản như thế nhưng thể hiện tính tư duysâu sắc của người xưa. Khi cắt bánh chưng ra, một tổng thể 5 màu sắc thật hấpdẫn: Màu vàng ngà của nhân đậu bùi thoảng hương thơm, màu đỏ hồng của thịtheo chín, màu trắng ngần của nếp dẻo thơm, màu xanh biếc của lá dong hay láchuối và chấm đen của thảo quả, hạt tiêu. Từ trong ra ngoài của chiếc bánh thể9hiện triết lý âm dương, tam tài, ngũ hành. Năm màu sắc ấy tượng trưng cho ngũhành trong triết lý phương Đông. Thủy (màu đen), hỏa (màu đỏ), mộc (màuxanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng). Ngũ hành tương sinh tương khắc hàihòa bổ trợ cho nhau trong tổng thể vuông vức ấy.Màu vàng ứng với hành thổ trong thế đất vuông nằm ở trung tâm, tượngtrưng cho con người. Trong chiếc bánh, hạt đậu vàng được đặt ở giữa làm nhân,bên cạnh thịt lợn đỏ hồng. Đây là hai cặp phạm trù âm dương hòa quyện vàonhau (hạt đậu: là sản phẩm từ thực vật, thể hiện văn hóa trọng tình, là âm; thịtheo: sản phẩm từ động vật, thể hiện văn hóa trọng động, là dương), chúng bổ trợcho nhau trong quá trình phát triển. Ngay trong đời sống thực vật và động vật đãcó sự nương dựa vào nhau và chuyển hóa cho nhau. Thực vật là nguồn sốngcủa động vật và ngược lại, chất thải của động vật lại là nguồn dinh dưỡng chothực vật hấp thụ phát triển.Bánh chưng còn thể hiện triết lý âm dương trong cách bố trí hình thể vànhân chiếc bánh. Bánh chưng hình vuông (là âm), bên trong nhân bánh hình tròn(là dương). Cùng bao bọc của nhân đậu, thịt heo (âm – dương) là màu trắng củanếp. Nếp – đậu – thịt heo (âm – dương – âm, thực vật – động vật – thực vật) tạothành tam tài. Tam tài với 3 cặp phạm trù âm – dương: nếp – thịt heo (âm -dương), đậu – thịt heo (âm – dương), nếp – đậu (âm – dương, nếp được trồngdưới nước là âm, đậu trồng trên cạn là dương). Từ âm dương, tam tài đã phát triển lên thành ngũ hành, đó là lạm bàn bảnchất của bánh chưng. Ngay cả quá trình luộc bánh chưng cũng thể hiện triết lýngũ hành: thủy, hỏa, mộc, kim và thổ. Khi nấu bánh phải dùng nồi kim loại lớn(kim), xếp bánh vào nồi rồi đổ nước (thủy) vào, lửa (hỏa) được đốt từ củi (mộc).Cả 5 yếu tố trên luôn bổ trợ cho nhau, hài hòa bên sachvui.coười Việt Nam còn quan niệm: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, ăn uốngphải có ý tứ, mực thước là biểu hiện cân bằng âm dương trong khi ăn. Người ăn10uống lịch sự không nên ăn nhanh quá hay chậm quá, không nên ăn nhiều quáhay ít quá, không nên ăn hết cũng đừng ăn còn. Do vậy, khi ăn phải cố gắng ăncho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, lại phải để chừa một ítthức ăn trong các đĩa đồ ăn để tỏ rõ rằng mình không tham ăn. Một bữa ăn ngonlà sự tổng hợp cái ngon của mọi yếu tố: Thức ăn ngon ăn không hợp thời tiết thìkhông ngon; ngồi không hợp chỗ ăn không ngon; không có không khí vui ănkhông ngon; đặc biệt thức ăn ngon không có bạn bè tâm giao ăn không sachvui.co ăn uống, không chỉ biết ăn hợp thời tiết, đúng mùa, người Việt sànhăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị nhất để ăn “đầu cá chép, mép cátrôi, môi cá mè, lườn cá trắm”; phải chọn đúng trạng thái thực phẩm có giá trị“tôm nấu sống, bống để ươn”; đúng thời điểm có giá trị “cơm chín tới, cải vồngnon, gà ghẹ ổ” thì ăn mới sachvui.coài ra, còn phải chọn thức ăn đang ở dạng âm dương cân bằng, là thứcăn ngon, giàu chất dinh dưỡng như: trứng lộn, giá, nhộng, đuông, cốm,… Ngườixưa cho rằng: “Cốm hóa vàng, chim cu ra ràng, cà cuống trứng” là ngon nhất…Triết lý Âm Dương – Ngũ Hành còn được thể hiện cả trong đồ uống, hút.Trong bữa ăn, người Việt Nam xưa không uống bia, cũng không uống “rượuTây”, “rượu Tây” là phù hợp với người xứ lạnh. Thức ăn Việt Nam phải dùngchung với rượu Việt Nam nấu từ gạo nếp mới ngon. Khi uống rượu, các cụ đốtlên một bình hương trầm thơm, mặc áo the, khăn đóng ngồi trên sập gụ, trướcmặt là một đĩa thức ăn ngon, rượu được rót ra chén hạt mít hay chén mắt trâu,vừa ăn vừa bàn chuyện văn thơ, thế sự… một cách ăn uống thật tao nhã. Trong chế biến thức ăn, người Việt đều chú ý đến mối quan hệ Âm Dương,Ngũ Hành và ngay cả việc sắp xếp không gian cho bữa ăn, thời gian cũng đềuviet/12779-nguon-goc-y-nghia-va-cong-dung-cua-canchi/TS Bùi Bá Linh – Triết lý Âm Dương – Ngũ Hành trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam – sachvui.co/chude/Triet-ly-Am-Duong-%E2%80%93-Ngu-Hanh-trong-nghe-thuat-am-thuc-cua-nguoi-Viet-Nam-6461.htmlLý Quảng- 2011 -Những vấn đề nguyên lý trong thuyết Âm Dương Ngũ hành – sachvui.co/t1306-topicHoàng Minh – 2010 – Ứng dụng Âm Dương Ngũ hành trong bữa ăn truyên thống người Việt- sachvui.co/xem-blog/ung-dung-am-duong-ngu-hanh-trong-bua-an-truyen-thong-nguoi-viet.hoangminhtq.35D0FC8D.htmlTrần Ngọc Thêm 2006: 78&      09    :    ;&http://vanhoahoc.edu.vn/Trần Long 2010:7=:.>? Hệ thống quản lý chất lương theo tiêu chuẩn ISO – 9000 và việc áp dụng nó vào trong các doanh nghiệp Việt Nam 35 938 3

Xem thêm: Đồ Án Quy Trình Sản Xuất Nước Tương Truyền Thống, Quy Trình Sản Xuất Nước Tương

Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9000 và việc áp dụng nó vào trong các doanh nghiệp Việt Nam 35 840 3 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9000 và việc áp dụng nó vào trong các doanh nghiệp Việt Nam 34 861 1 Tài liệu Tiểu luận “Triết học phật giáo Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đến văn hóa xã hội Việt Nam” pdf 23 4 18 phân tích, quản lý danh mục đầu tư và áp dụng trong đầu tư một số chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam 94 1 3 BCKH phân tích, quản lý danh mục đầu tư và áp dụng trong đầu tư một số chứng khoán trên TTCK VN 94 450 0 lập trình plc và ứng dụng nó vào qui trình đếm và phân loại sản phẩm dùng biến tần giám sát scada 71 1 5 đề tài “”phân tích mạch điện trong tv lcd samsung và ứng dụng công nghệ led trong kỹ thuật truyền hình”” 22 1 3 Triết học phật giáo Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đến văn hóa – xã hội Việt Nam” pot 13 1 18 Tiểu luận: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9000 và việc áp dụng nó vào trong các doanh nghiệp Việt Nam ppt 27 3 1 (138.5 KB – 14 trang) – Phân tích triết lý âm dương ngũ hành và ứng dụng nó vào văn hóa ẩm thực việt nam