Rate this post

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy

Làm người phải đầy đủ, ngọn nguồn của niềm vui là cảm giác hài lòng mỗi ngày, cuộc sống đầy đủ thì không phải nghĩ ngợi lung tung. Thế nhưng chúng ta đều không phải là những người đầu tiên tự hỏi: “Làm thế nào để sống một cuộc đời hạnh phúc hơn?”.

Có ai trên đời này lại không muốn mình được hạnh phúc? Nhưng cách để đón nhận hạnh phúc cũng như tạo ra hạnh phúc của mỗi người lại khác nhau.

Theo Đạo Phật, căn nguyên của mọi nỗi khổ trên đời là do ham muốn của con người. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau.

Theo Đạo Phật, căn nguyên của mọi nỗi khổ trên đời là do ham muốn của con người. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau.

10 điều Phật dạy để có hạnh phúc an vui

Thọ tự tại: Bạn đừng bận tâm cuộc đời dài hay ngắn, chỉ nên quan tâm làm thế nào để có cuộc sống tốt.

Tài tự tại: Mọi vật lực đều là quả báo từ kiếp trước.

Nghiệp tự tại: Chúng sinh tùy nghiệp mà ở, tùy nghiệp mà đầu thai, tùy phiền não nghiệp tập mà lập nghiệp.

Sinh tự tại: Sinh ra là hữu duyên, sinh ở đâu, làm con ai đều là tiền duyên nghiệp báo, không thể thay đổi.

Nguyện tự tại: Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm, còn viên mãn hay không phải tùy duyên.

Tâm tự tại: Nội tâm tự do, không tham lam, không muộn phiền, không dục vọng, nhất nhất đều an nhiên

Như ý tự tại: Cái gì phải tới sẽ tới, cái gì phải đi sẽ đi, bất luận ra sao thì cong người cũng không có khả năng cản trở hay né tránh, nên cứ bình thản mà đón nhận.

Pháp tự tại: Tu hành sẽ viên mãn, độ hóa sẽ giác ngộ, nhất tâm chấp niệm Phật giáo.

Thắng thua tự tại: Thắng chính bản thân mình là thắng lớn nhất, thua chính bản thân mình là thua lớn nhất.

Trí tự tại: Tích trí để hành thiện và sống thiện, người có trí thì tinh thông, người không có trí thì ngu dốt. Trí là để nâng cao bản thân, không phải vì danh lợi.

Lời khuyên của Phật giúp con người vượt qua bế tắc trong cuộc sống

Trong Phật giáo, việc lùi bước này được đúc kết thành câu châm ngôn nổi tiếng:

Trong Phật giáo, việc lùi bước này được đúc kết thành câu châm ngôn nổi tiếng: “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. “Lùi một bước” không phải yếu hèn mà là cảnh giới của trí tuệ. Và đó là một triết lí của hạnh phúc.

Cùng đọc và suy ngẫm những lời khuyên của Phật để chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống:

Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh.

Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.

Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

Việc đã làm thì đừng cầu mong dễ thành công, vì việc dễ thành công thì lòng mình thường kiêu ngạo.

Với người, đừng cầu mong tất cả sẽ đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ rơi vào những tình huống không mong muốn. Điều đó đem lại những cảm xúc tiêu cực, những lo âu bất ổn. Có thể bạn sẽ tìm cách né tránh hoặc lờ chúng đi nhưng những cảm xúc tiêu cực không dễ bị mất đi. Né tránh chưa bao giờ là cách hay để đối mặt với một vấn đề. Bởi vì con đường ngắn nhất để ra khỏi khủng hoảng là đi xuyên qua nó. Những tình huống xấu nhất chính là cơ hội để bạn thể hiện bản lĩnh và năng lực của mình.

Không trải qua mưa bão, làm sao có thể nhìn thấy cầu vồng. Không phải cứ trốn tránh khó khăn là sẽ có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Ngược lại, nó chỉ làm cho nỗi đau trở nên sâu sắc hơn. Hãy đối mặt và đừng phủ nhận điều đó bởi những cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi gặp khó khăn là khởi nguồn của sự không hài lòng và hạnh phúc về cuộc sống.