Rate this post

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu mến các thiếu niên, nhi đồng thể hiện qua những tư liệu lịch sử và Bác luôn chú trọng vấn đề giáo dục cho các em bởi các em là những thế hệ tương lai xây dựng và phát triển đất nước.

Như chúng ta vẫn thấy, hàng năm đều có những lá thư từ chủ tịch nước nhắn nhủ, căn dặn học các thế hệ học sinh. Truyền thống này đã có từ khi còn Hồ Chủ tịch. Và một trong những lời dạy lâu nhất, gắn với nhiều thế hệ học sinh nhất vẫn là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

5 Điều Bác Hồ dạy ra đời khi nào?

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là những lời căn dặn của Hồ Chủ tịch đối với thế hệ măng non của Tổ quốc và tất cả những thế hệ học sinh từ khi những lời dặn của Bác Hồ được viết ra đều được giáo dục và học thuộc từng câu chữ.

Vậy năm điều Bác Hồ dạy ra đời vào khi nào?

Theo ghi nhận vào dịp kỷ niệm tròn 20 năm năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam có đề nghị Bác viết một bức thư gửi cho thiếu niên, nhi đồng trên toàn quốc. Hồ Chủ tịch đã viết một bức thư dành cho thiếu niên, nhi đồng trên cả nước và trong nội dung bức thư này năm điều Bác Hồ này đã sinh ra từ đây. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh, Thật thà, dũng cảm”.

5 điều Bác Hồ dạy được viết vào năm nào?

Có thể thấy rằng các thiếu niên nhi đồng từ xưa đến nay đều thuộc 5 Điều Bác Hồ dạy tuy nhiên không phải ai cũng biết 5 điều Bác Hồ dạy được viết vào năm nào?

Trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong (tháng 15/5/1941 – 15/5/1961) Bác đã gửi thư chúc mừng và ân cần động viên, căn dặn các cháu thiếu niên, nhi đồng 5 điều từ đó đến nay 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.

Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhiên nhi đồng

Hiện nay, bản thảo của bức thư gửi thiếu niên, nhi đồng vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Cụ thể, nội dung thư có những điều căn dặn của Bác như sau:

“ Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh,

Thật thà, dũng cảm”.

Thế nhưng, trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ – cuốn sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học 1964 – 1965 thì những điều Bác Hồ dạy được in hoàn chỉnh như sau:

“ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Để giải thích cho sự khác nhau nêu trên, thư ký của Hồ Chủ tịch – đồng chí Vũ Kỳ có cho biết: Khi gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị cho phần thưởng của giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy năm điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng trước đó 03 câu đầu có 06 chữ và 2 câu sau có 4 chữ, như vậy là không cân đối nên Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm để mỗi câu có đủ 06 chữ.

Và đặc biệt, ở lời căn dặn thứ 5 Bác có thêm 02 chữ “khiêm tốn”. Bởi từ năm 1965 trở đi, Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, ném bom tàn phá miền Bắc, công dân Việt Nam nghe theo tiếng gọi của Hồ Chủ tịch “mỗi người àm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên ngày càng có nhiều tấm gương người tốt việc tốt. Những tấm gương người tốt, việc tốt này không hạn chế ở đối tượng nào, lứa tuổi nào. Ở miền Bắc có nhiều thiếu nhi dung cảm cứu người, cứu hàng hóa; và ở miền Nam xuất hiện các dung sĩ diệt Mỹ.

Chính vì những điều này, Bác không muốn các em thiếu nhi tự kiêu mà muốn các em phải khiêm tốn. Bởi chỉ có khiêm tốn thì các em mới có thể tiếp tục cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa và tiến bộ hơn.

Và như vậy, năm điều Bác Hồ dạy với mỗi câu 6 chữ đã trở nên phổ biến rộng khắp tại các trường học ở Việt Nam và khiến các em hăng hái thi đua đạt thành tích tốt, Chính bởi những đóng góp của các em đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng Tổ quốc.

Ngày nay, tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vẫn đang được tuyên truyền và phổ biến rộng khắp. Ở các nhà trường, nhất là tại trường tiểu học giáo viên, ban giám hiệu nhà trường vẫn bám theo 05 điều Bác Hồ dạy để giáo dục, hình thành nhân cách cho các em.

Ý nghĩa 05 điều Bác Hồ dạy thiếu nhiên nhi đồng

Những điều Bác Hồ dạy được các em thiếu niên, nhi đồng ghi nhớ và thuộc lòng, không chỉ các em, những người lớn đã qua đào tạo phổ thông cũng vẫn nhớ. Bởi những lời Bác dạy rất ngắn gọn và dễ nhớ. Tuy nhiên, việc ghi nhớ không đồng nghĩa với việc hiểu được ý nghĩa của những lời dạy này. Và nội dung này, chúng tôi sẽ giúp quý vị hiểu hơn về những điều Bác dạy này:

– Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Yêu Tổ quốc có nghĩa là có những hiểu biết cơ bản về những truyền thống tốt đẹp của đất nước, của địa phương và gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

Yêu đồng bào thể hiện qua đời sống hầng ngày như cách giao tiếp, cư xử với những người xung quanh (gia đình, bạn bè, thầy cô) và sự tương thân tương ái giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

– Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt

Học tập tốt được thể hiện qua việc xác định động cơ, thái độ học tập, chịu khó, chăm chỉ tìm tòi các môn học để cân bằng các môn. Thái độ học tập không chỉ ở việc học trong sách mà còn phải tìm hiểu ở thực tế cuộc sống cũng như việc đến lớp đầy đủ, ghi chép và lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo.

Lao động tốt: thể hiện qua việc biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và những người khác. Biết lao động vừa với sức tại nhà trường cũng như tại gia đình như giúp ba mẹ những công việc nhẹ trong nhà, trực nhật dọn vệ sinh trường lớp…

– Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Đoàn kết tốt: thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè trong trường lớp, với anh chị em trong gia đình cũng như trong cộng đồng, giúp đỡ nhau trong đời sống, trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

Kỷ luật tốt: thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy ở nơi công cộng, ở trường, lớp.

– Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Giữ vệ sinh bản thân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng cũng như giữ vệ sinh sạch sẽ tại nhà, tại trường lớp và nơi công cộng.

– Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Khiêm tốn là không tự kiêu, lễ phép, tôn trọng người lớn.

Thật thà là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập.

Dũng cảm là phải biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của bản thân.

Trên đây là một số vấn đề liên quan khi tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy. Cảm ơn Quý khách hàng đã theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.