Rate this post

Mình thường viết nhiều dạng bài review, nhưng đối với mình, review sách là một trong những thể loại khó nhằn nhất trên đời.

Lúc đầu, mình còn khá lạ lẵm với dạng bài này, thế nhưng sau một thời gian thực hiện nhiều bài review khác nhau như: Review Special 2.0 ; Review sách Content (Bạn có thể gõ google, tất cả đều đứng top trên trang nhất nhé!)

Vậy mình đã tự học cách viết review sách & áp dụng nó như thế nào?

Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn có thể review sách một cách tử tế nhất.

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu loạt check list trong giai đoạn tiền review nhé.

Nên review quyển sách ưng ý

Mới bắt đầu viết review, hãy chọn một cuốn sách mà bạn tâm đắc nhất nhé. Không cần là một quyển sách vang bóng một thời đâu, tốt nhất nên là quyển để lại ấn tượng nhất với bạn.

Đừng cố buộc mình phải viết review một cái tên best seller khi trong đầu của bạn kiến thức về nó chỉ là con số 0.

Cho nên mình khẳng định luôn, để có một khởi đầu thuận buồm xuôi gió, hãy viết cuốn sách mà bạn tâm huyết nhất. (Dĩ nhiên khi đã lên tay thì có thể lần sân sang sách của nhiều lĩnh vực khác nhau).

Chuẩn bị bút dạ quang

Nói thật, cho dù yêu hay không yêu quyển sách bạn đã đọc, thì mình chắc rằng bạn không thể nào “nuốt” tất tần tật tinh túy trong quyển sách đó.

Trí não con người luôn có giới hạn. Nhất là khi bạn không có thời gian để đọc quyển sách đó một lượt (mà có đọc hẳn một lần thì cũng quên mau =))).

cach-viet-revew-sach

Vậy nên mình khuyến khích bạn nên chuẩn bị sẵn một cây bút dạ quang và highlight lại những chi tiết ấn tượng.

Khi viết review, bạn chỉ cần lật lại quyển sách rồi tự động não sẽ nhớ ra “à lúc ấy khi đọc chương này mình đã cảm thấy như thế nào”.

Lúc này ý tưởng và câu chữ sẽ tự động xuất hiện trong đầu giúp cho việc viết review sách dễ dàng hơn.

Chụp 1 vài bức ảnh “so deep”

Bài review sẽ nhạt nhẽo biết mấy nếu thiếu hình ảnh minh họa & cách review mình thấy ấn tượng là để lại những bức ảnh chụp thực tế về quyển sách mà bạn review.

90-20-30

48337193 1859421534180054 758537988077518848 n Mình đã học cách viết review sách & áp dụng nó thành công như thế nào? - Tự học Content

Điều này giúp người đọc có cảm nhận chân thực, khơi gợi cảm giác chân thực & không ngán ngẫm bài viết.

Bạn có thể xem lại bài review Special 2.0 của anh Thế Khương để xem hình ảnh mình đã chụp và cách trình bày nhé.

Tham gia những buổi offline sách

Bạn nên nuôi dưỡng tình yêu sách bằng việc tham gia các buổi offline. Đây là cơ hội để những ai yêu sách gặp gỡ, giao tiếp và trao dồi khả năng viết lách.

Mình đã từng tham gia một buổi offline và mỗi member đều phải mang theo 1 quyển sách, đính kèm với lời nhắn nhủ đến người được nhận.

Cách làm này giúp người tham gia nhận được một quyển sách mới, giúp bạn có những mối quan hệ mới với những người đam mê.

Lúc này đừng quên đính kèm blog của bạn vào giấy note để giới thiệu nó cho người bạn mới này nhé!

Cách review sách cho người mới bắt đầu

Okay, điều kiện cần mình đã giới thiệu ở trên rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu với phần hướng dẫn chi tiết cách review sách thôi.

Trước tiên, mình sẽ đưa ra cấu trúc bài viết review sách trước nhé:

Intro (phần mở đầu)

Cách đơn giản để viết phần giới thiệu là đi thẳng vào vấn đề, vì sao bạn lại chọn cuốn sách này cho bài review ngày hôm nay, cơ quyên nào giúp bạn biết được sự đặc sắc của nó, ấn tượng của bạn như thế nào đến độ không kiềm lại lại được?

Tự trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ viết được phần mở bài trực quan, dễ hiểu, khiến người đọc ấn tượng ngay từ lần đầu tiên.

Mình hay viết phần intro bằng cách đánh động vào insight của người đọc theo kiểu, quyển sách này mang đến giá trị như thế nào, nó tiết lộ những bí quyết kinh doanh hay bài học thực tiễn có ích gì cho cuộc sống và công việc của bạn, nếu không đọc quyển sách bạn sẽ bỏ lỡ những gì và tiếc nuối ra sau.

Những gợi ý quan trọng từ intro sẽ giữ người đọc kéo chuột đến phần tiếp theo của bài viết.

Tránh nói vòng vo, câu cú thiếu logic làm phần giới thiệu không hấp dẫn dễ khiến người đọc có cảm giác chán ngay và back sang một trang khác.

Body (Thân bài)

Nếu đã có một khởi đầu thuận lợi thì phần body sẽ viết tiếp gì đây? Nếu bạn chưa biết cách triển khai nó như thế nào thì mình sẽ giúp bạn.

Mình thường cho phần giới thiệu tổng quan về quyển sách và tác giả xuống phần body trong khi nhiều người lấy nó làm phần mở đầu.

Điều này không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng bài review của bạn. Tuy nhiên, mình thấy được lợi ích của việc làm này như sau:

  • Giúp mình show ra những ý chính một cách rõ ràng, mạch lạc (visual tốt).
  • Nêu bật được những giá trị mà quyển sách mang lại.
  • Không lướt đi những thông tin quan trọng
  • Giúp người đọc hiểu sâu về tác giả, tâm huyết của họ với “đứa con tinh thần”
Trải nghiệm thực sự

Không giống như viết bài sản phẩm, chỉ cần research thông tin đủ sâu là đủ. Khi review sách, nó đòi hỏi bạn phải có những cảm thụ sâu sắc về quyển sách đó.

Quan trọng: Những trải nghiệm đó không chỉ giải quyết vấn đề của riêng bạn, mà nó còn giải quyết vấn đề của nhiều người. Vậy nên mình tạm gọi đó là trải nghiệm có chiều sâu. Đó là yếu tố khác biệt trong bài review của bạn so với những dạng bài review chung chung trên internet.

Ngoài ra, bạn nên xem thêm bài review quyển sách đó tại các website khác, thông tin họ cung cấp đến người đọc như thế nào, tất cả đã ổn chưa, nếu chưa hãy cải thiện nó trong bài viết của mình.

Những bài review hay của các blogger nổi tiếng thì nhiều vô kể, những thông tin này sẽ giúp bạn làm tốt hơn ở thời điểm hiện tại.

Bên cạnh đó, hãy đặt mình vào vị trí của người đọc để hiểu xem họ đang mong muốn gì trong bài viết của bạn.

Vận dụng kỹ thuật “cá nhân hóa”

Kỹ thuật “cá nhân hóa” thực sự rất quan trọng ở thời điểm hiện tại. Mình học được kỹ năng này thông qua khóa học Ứng dụng thủ thuật Storytelling.

Tại sao bài review sách không nên bỏ lỡ kỹ thuật này? Mình sẽ giải thích ngay sau đây nhé!

cach-viet-revew-sach-1

Bạn có thừa nhận với mình rằng, khi search review một quyển sách, bạn luôn mong muốn tìm được những lời chỉ dẫn từ một con người thực, có kiến thức và kinh nghiệm, nhất là những bài học họ đã tìm được & vận dụng nó thành công vào công việc.

Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này vào bài viết của mình bằng các cách như sau:

– Lựa chọn tone giọng, giọng điệu thân thiện: Nên sử dụng phong cách đối thoai để người đọc dễ cảm, dễ hình dung hơn là dùng ngôn ngữ diễn thuyết cứng nhắc.

– Bài học cụ thể: Mình thấy các bài review sách trên internet thường rất chung chung, chỉ nói về cảm nhận, nội dung tổng quan chứ ít thấy người viết đưa ra luận điểm của họ.

Rồi mình tự hỏi, nếu bạn cứ đi theo lối mòn như vậy thì liệu bài viết của bạn có gì khác biệt & đặc sắc nhỉ? Nên để người đọc đi theo dòng cảm xúc của họ, cuốn hút họ vào bài review bằng cách liệt kê ra các chương tâm đắc, bài học kinh nghiệm mà bạn đã ứng dụng thành công nhờ quyển sách đó.

Conclusion (Kết luận)

Ở phần kết bài, người review thường chia sẻ những góp ý hoặc đưa ra call to action để thôi thúc người đọc sở hữu quyển sách đó.

Thế nhưng với mình, một cái kết ăn điểm nhất vẫn là một cái kết mở, nêu ra dẫn chứng cụ thể bạn đã làm được gì cho bản thân nhờ quyển sách này, sau đó để người đọc tự cảm nhận.

Tạm kết

Nắm được đường dây này, hẳn việc review sách của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều & mình sẽ rất vui, nếu nhờ bài viết này mà bạn thực hiện được bài review sách đầu tiên trên blog của mình.

Sẽ thật tuyệt khi mình nhận được comment, link bài viết review của bạn bên dưới. Mình rất sẵn lòng, thậm chí nôn nóng đọc và cho bạn những lời khuyên cũng như nhận xét.

Hẹn gặp lại trong thời gian sớm nhất!