Rate this post

Tuổi thơ mỗi người luôn gắn bó với những trang sách vỡ lòng, những trang sách đầu tiên cho ta bài học khi mới vừa mới chập chững bước vào đời. Chính vì vậy, những bài học này vô cùng giá trị mà mỗi người không thể nào quên. Những bài học đó đôi khi cũng là hành trang để ta mang theo trong suốt những hành trình của cuộc đời. Dưới đây chính là những dòng ký ức tiêu biểu nhất về những trang sách vàng đã đồng hành cùng ta ở những chặng đường đầu tiên cuộc đời.

Những lý do vì sao những quyển sách vỡ lòng xưa lại để lại ấn tượng khó quên

Không phải đơn thuần mà những quyển sách vỡ lòng xưa vẫn thường xuyên được các thế hệ chia sẻ lại. Một trong những nguyên nhân lớn nhất đó chính là những quyển sách này luôn chứa đựng những bài học vô cùng nhân văn, với những lời văn vô cùng lắng đọng và rất thích hợp trong việc giáo dục trẻ nhỏ. Những bài học quý giá này cũng có thể tận dụng lại cho đến hiện tại dù sách cho nền giáo dục liên tục có sự cải cách. Nhưng những câu chuyện này vẫn có thể sử dụng làm nguồn tham khảo thêm cho trẻ có nhiều kiến thức.

Bên cạnh đó, những quyển sách vở lòng không chỉ là bài học mà đó còn là ký ức, là cả một bầu trời tuổi thơ được chứa đựng. Đáng nhớ nhất là bởi vì khi chạm vào cuốn sách vỡ lòng chính là chạm vào một cột mốc mới vô cùng quan trọng trong cuộc đời. Chúng ta phải bắt đầu với nhiều bài học, có thêm nhiều thầy cô và bạn bè mới. Những bài học vỡ lòng này cũng là một trong những yếu tố giúp chúng ta trở thành một công dân tốt như ngày hôm nay. Đó là lý do vì sao sách vỡ lòng luôn được mọi người ghi nhớ dù đã trải qua rất nhiều năm.

Những trang sách vở lòng tiêu biểu một thời

Sách Tiếng Việt lớp 1

Một trong những trang sách tiêu biểu nhất phải kể đến đầu tiên chính là những bài học đánh vần và những đoạn thơ ngắn nằm trong quyển sách Tiếng Việt của lớp 1. Một bài thơ tiêu biểu trong số đó là bài “Gửi lời chào lớp một”. Nhìn thấy bài thơ này là mỗi người đã bắt đầu một cột mốc vô cùng quan trọng của cuộc đời. Vào lớp 1 giống như một hành trình mới, đánh dấu chúng ta đã lớn và bắt đầu với công cuộc tìm kiếm tri thức.

nhung trang sach vo long 1 jpg

Bài học Gửi lời chào lớp một

Dù sách giáo khoa luôn được cập nhật để phù hợp với nền giáo dục thời đại mới, nhưng những trang sách này chắc chắn đã vô cùng quen thuộc với những ai thuộc thế hệ 7X, 8X. Một số bài học khác mà bạn có thể tìm thấy trong sách Tiếng Việt huyền thoại ngày xưa như: cây bút chì, đố em, chim non chăm học, quyển sách mới, cô dạy. tay mẹ, trường em, vè cá, bàn tay cô giáo, …

Phần lớn nội dung quyển sách Tiếng Việt vỡ lòng đề cập đến những chủ đề quen thuộc và thân thương. Đây cũng giống như là cách để cho các em bắt đầu làm quen với một môi trường mới là môi trường giáo dục.

nhung trang sach vo long 2 jpg

Một số bài học trong sách vỡ lòng

Sách Quốc văn giáo khoa thư

Không phải tất cả các thế hệ ngày nay đều có thể biết đến tựa đề của quyển sách này, bởi đây là một trong những đầu sách vỡ lòng quen thuộc nhất được bắt đầu sử dụng từ những năm 1938. Về sau quyển sách được tái bản nhiều lần với những giao diện mới bắt mắt hơn, tuy nhiên lại không còn được sử dụng một cách phổ biến như trước đây nữa.

nhung trang sach vo long 3 jpg

Sách Quốc văn giáo khoa thư được xuất bản lần đầu tiên

Ngay khi được xuất bản, quyển sách này được xem là một trong những sách giáo khoa bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của đất nước ta. Và đồng thời được đem vào việc giảng dạy một cách chính thống. Song hành cũng quyển Quốc văn giáo khoa thư này còn một quyển sách không kém phần nổi tiếng nữa chính là Luân lý giáo khoa thư. Bộ tứ tác giả: Trần Trọng Kim, Đỗ Thận, Nguyễn Văn Ngọc và Đặng Đình Ngọc Phúc. Tác giả đều là những nhà văn và nhà giáo dục nổi tiếng và bộ sách này được đa đời đã đặt những viên gạch đầu tiên trong việc định hướng nền giáo dục nước nhà thời bấy giờ.

nhung trang sach vo long 4 jpg

Sách Quốc văn giáo khoa thư khi được tái bản

Ở thời điểm hiện tại, sách giáo khoa phần lớn đã được cải cách để phù hợp hơn. Tuy nhiên một số nội dung trong Quốc văn giáo khoa thư vẫn được tận dụng vào sách giáo khoa như câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh hay câu chuyện Người khôn hơn loài vật. Trong 2 quyển sách này, tác giả cũng đặc biệt ghi nhớ công ơn của người tạo ra những Quốc ngữ là Alexandre de Phodes bằng cách dành riêng 4 trang sách để nhắc đến tên của người.

Một số câu chuyện được trích dẫn từ sách vỡ lòng luôn được ghi nhớ

Trong hàng loạt những bài học được nhắc đến trong những quyển sách vỡ lòng, có những bài học vẫn luôn đi cùng với chúng ta theo năm tháng trong ký ức. Có thể kể đến như:

Câu chuyện thứ nhất: Vì bây giờ mẹ mới về

Cậu bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc. Mẹ về, cậu mới khóc òa lên. Mẹ cậu hoảng hốt:

– Con làm sao thế?

– Con bị đứt tay.

– Đứt khi nào thế?

– Lúc nãy ạ.

– Sao đến bây giờ con mới khóc?

– Vì bây giờ mẹ mới về.

Câu chuyện thứ hai: Con quạ thông minh

Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một cái lọ có nước. Song nước trong lọ ít quá, cổ lọ lại cao, nó không thò mỏ vào uống được. Quạ nghĩ ra một cách. Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong lọ. Một lúc sau, nước dâng lên. Quạ tha hồ uống.

Câu chuyện thứ ba: Ngôi trường mới

Trường mới xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.

Em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm trong nắng mùa thu.

Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo nghiêm trang mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì, sao cũng đáng yêu đến thế!

nhung trang sach vo long 5 png

Hình minh họa cho bài học Ngôi trường mới

Câu chuyện thứ tư: Bác đưa thư

Bác đưa thư trao cho Minh một bức thư. Đúng là thư của bố rồi. Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhà khoe với mẹ. Nhưng em chợt thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại.

Minh chạy vội vào nhà. Em rót một cốc nước mát lạnh. Hai tay bưng ra, em lễ phép mời bác uống.

Câu chuyện thứ năm: Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa, có một ông già sinh được bốn người con. Một hôm ông để một bó đũa và một túi tiền trên bàn rồi gọi các con lại mà bảo:

– Trong các con, ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ, ai cũng cố hết sức mình mà không sao bẻ gãy được bó đũa.

Ông già liền cởi bỏ đũa ra, rồi bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Ông già liền bảo:

– Ðúng! Như thế là các con đều thấy rằng chia thì yếu, hợp thì mạnh. Vậy các con phải biết hợp quần và đùm bọc lấy nhau thì mới có sức mạnh.

Với những trang sách “vỡ lòng” không thể nào quên được nhắc lại trên đây, hy vọng bạn có thể nhớ lại được một phần ký ức tươi đẹp với những nội dung này. Hãy cùng xem lại những nội dung giá trị này và có thể ứng dụng một phần vào cuộc sống hiện tại. Tri thức chắc chắn sẽ luôn mang đến cho bạn những giá trị tốt đẹp nhất.