Rate this post

[Ebook] Giáo trình Kỹ năng Tư duy phản biện PDF (2020) | Chủ biên: sachvui.co. Lê Thanh Sơn – Nhà xuất bản Đại học Huế.

Lời nói đầu

Dưới tác động của trào lưu quốc tế hóa và những đòi hỏi của thị trường lao động, có thể nói chưa bao giờ xu hướng tiến sâu về phía thị trường của trường đại học lại thể hiện rõ nét như hiện nay. Để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường sống và làm việc ngày càng đa diện và phức tạp, người lao động phải có những kỹ năng và năng lực mới. Vì lẽ đó, cái là người học mong muốn có được, đồng thời cũng là giá trị sâu xa và căn bản của giáo dục nói chung, cũng như giáo dục đại học nói riêng chính là năng lực hành động và năng lực tư duy, trong đó kỹ năng tư duy phản biện đóng vai trò chính yếu, cốt lõi, là nhân tố kết nối các kỹ năng còn lại để đạt đến kỹ năng cuối cùng là kỹ năng học tập suốt đời.

Cuốn sách “Kỹ năng tư duy phản biện” được biên soạn với hy vọng mong muốn góp phần phục vụ cho mục tiêu đó. Nội dung cuốn sách được bố cục theo hướng trình bày những kiến thức cơ bản có tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển kỹ năng tư duy phản biện, bao gồm: – Khả năng suy luận: có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc nhiều căn cứ, dữ liệu. Nhìn thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu, biết cách tự hình thành cho bản thân những nhận định sáng suốt, vững chắc, có căn cứ.

– Nhận thức được tầm quan trọng và biết cách xem xét, tiếp cận các vấn đề từ nhiều phương diện, nhiều quan điểm khác nhau. Từ đó nuôi dưỡng tinh thần học tập, ý thức sáng tạo, biết khám phá và làm nảy nở, phát triển mọi tiềm năng, cởi mở với việc tìm kiếm tri thức, khích lệ và thách thức với những lối mòn, những định kiến, kích thích những cọ xát trí tuệ và thúc đẩy rèn luyện kỹ năng truyền thông giao tiếp để trưởng thành. – Biết sử dụng thành thạo các thủ thuật tư duy cơ bản, bao gồm đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, xây dựng các giả định. Từ đó giúp mỗi người quen dần với việc lật ngược vấn đề, đặt câu hỏi về các hiện tượng và bản chất của vấn đề, sự việc,… nhằm lĩnh hội thông tin, kiến thức và xây dựng niềm tin một cách khoa học, sáng tạo, có chọn lọc, có giá trị.

– Khả năng tranh luận: biết cách đưa ra các lý lẽ với các bằng chứng hỗ trợ. Biết nhận dạng, đánh giá và xây dựng các lý lẽ, nhạy bén nhận diện và bác bỏ ngụy biện. Từ đó xây dựng cho mình cách học, cách ứng xử, cách tư duy, cách lập luận,… hiệu quả, chuyên nghiệp trong môi trường học tập, nghiên cứu cũng như hoạt động nghề nghiệp.

Khi tư duy phản biện trở thành “bánh lái” cho quá trình mở mang trí tuệ của mỗi người, nó sẽ là phương tiện hiệu quả để đào tạo con người khởi nghiệp. Với năng lực tư duy phản biện sắc sảo, mỗi người sẽ không tự bó mình trong lối nhận thức mang tính truyền thống, không chấp nhận cách tiếp cận kiến thức với mục đích chủ yếu là thu nhận, chỉ nhấn mạnh chấp nhận chân lý đã có hơn là thách thức nó, đặt câu hỏi về nó, để từ đó đi tìm những chân trời mới. Năng lực tư duy phản biện sẽ đào luyện cho mỗi người nguồn cảm hứng và sức mạnh để sẵn sàng đối mặt với những gì chưa biết ở phía trước, khơi mở cho hành trình khai sáng của mỗi người: một hành trình bất tận hình thành nhận thức về thế giới.

Cuốn sách có thể là tài liệu tham khảo hoặc sử dụng làm giáo trình học tập cho sinh viên.

Vì được biên soạn dựa trên những nội dung đã được giảng dạy cho sinh viên ngành Luật (Đại học Huế) nên đa số các ví dụ minh họa và bài tập được sử dụng dựa trên các kiến thức liên quan đến chuyên môn thuộc lĩnh vực Luật. Tuy nhiên, điều đó không gây trở ngại đáng kể cho những người không cùng chuyên môn khi tham khảo.

Các tác giả chân thành cảm ơn Thạc sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Thanh (Văn phòng luật sư Hoàng Ngọc Thanh và cộng sự) đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị, góp phần hoàn thiện nội dung cuốn sách.

Tiếp cận với một lĩnh vực khó và phức tạp, lại là lĩnh vực mới mẻ đối với xã hội và giáo dục Việt Nam, nhất định cuốn sách sẽ còn nhiều khiếm khuyết cần được bổ khuyết và hoàn thiện. Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ giáo của các chuyên gia, bạn đọc và xin chân thành cảm ơn.

MỤC LỤC: Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận

Lời nói đầu

Chương 1. Những vấn đề chung về tư duy phản biện

1.1. Khái quát về tư duy và tư duy phản biện

1.2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện

1.3. Điều kiện để hình thành văn hóa phản biện

1.4. Các đặc điểm của tư duy phản biện

1.4.1. Tính khách quan

1.4.2. Tính khoa học và logic

1.4.3. Tính toàn diện

1.4.4. Tính đối thoại

1.4.5. Tính độc lập

1.4.6. Tính nhạy bén

1.4.7. Tính linh hoạt

1.5. Những phẩm chất cơ bản của người có tư duy phản biện

1.5.1. Tinh thần phản biện

1.5.2. Năng lực phản biện

Tóm tắt chương 1

Chương 2. Tư duy logic – cơ sở và tiêu chuẩn của tư duy phản biện

2.1. Một số nội dung cơ bản của logic hình thức

2.1.1. Logic hình thức và logic biện chứng

2.1.2. Khái niệm

2.1.3. Phán đoán

2.1.4. Suy luận

2.2. Các quy luật cơ bản của tư duy

2.2.1. Quy luật đồng nhất

2.2.2. Quy luật mâu thuẫn

2.2.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba

2.2.4. Quy luật lý do đầy đủ

2.3. Một số dạng lập luận hợp logic

2.3.1. Phân tách luận (loại trừ)

2.3.2. Khẳng định luận (khẳng định tiền kiện)

2.3.3. Nghịch đoạn luận (phủ định hậu thức)

2.3.4. Tam đoạn luận

2.3.5. Tam đoạn luận điều kiện

2.3.6. Tam đoạn luận lựa chọn

2.3.7. Song quan luận

2.3.8. Phản chứng luận 7

2.4. Các quy tắc logic khi chứng minh và bác bỏ

2.4.1. Cấu trúc của chứng minh

2.4.2. Phương pháp chứng minh

2.4.3. Các quy tắc của phép chứng minh

2.4.4. Bác bỏ

2.5. Nhận diện và bác bỏ ngụy biện

2.5.1. Bản chất của ngụy biện

2.5.2. Một số dạng ngụy biện thường gặp

2.5.3. Nguyên tắc bác bỏ ngụy biện

Tóm tắt chương 2

Chương 3. Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện

3.1. Rèn luyện các kỹ năng nền tảng hình thành tư duy phản biện

3.1.1. Rèn luyện tính khách quan trong việc tiếp cận, xem xét, đánh giá vấn đề

3.1.2. Rèn luyện tính toàn diện trong việc phân tích, tìm hiểu, đánh giá vấn đề

3.1.3. Rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt trong việc phát hiện và xử lý vấn đề

3.1.4. Rèn luyện tính toàn diện trong việc phân tích, tìm hiểu, đánh giá vấn đề

3.1.5. Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận diện và đánh giá vai trò của các thành phần trong một suy luận, lập luận

3.1.6. Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập

3.1.7. Rèn luyện kỹ năng tranh luận

3.1.8. Rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề cần xem xét trước các chuẩn mực trí tuệ

3.2. Vận dụng tư duy phản biện vào việc giải quyết vấn đề

3.2.1. Vấn đề và giải quyết vấn đề 135

3.2.2. Đòi hỏi của tư duy phản biện khi giải quyết vấn đề

3.2.3. Giới thiệu một số phương giải quyết vấn đề

Tóm tắt chương 3

BÀI TẬP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tải sách – Download

Tải về:Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện