Rate this post

“Người ta yêu vì tình yêu làm cho họ yêu. Sự ghét bỏ phải chăng cũng giống như vậy?”

Đọc những áng văn tình yêu, mà thứ tình yêu đó lại là bi tình luôn khiến lòng mình không thoải mái. Đặt một cây bút Nhật trong nên văn hoá Đức, viết về tình yêu giữa những chàng trai tại một đất nước của nền “giáo dục nghiêm khắc từ gia đình khi còn thơ ấu” và những thiếu nữ ở một đất nước “Quyền của con người phải được hy sinh để nhường chỗ cho nghĩa vụ bảo vệ huyết thống”, tất cả mang lại cho Mori Ogai, chỉ qua 3 truyện ngắn đầu tay đã thành công, “khai sáng khuynh hướng lãng mạn phương Tây trong văn học Nhật Bản cận đại”

Xem thêm: Review càng nhiều cố gắng càng lắm may mắn

Nàng vũ công là câu chuyện giữa chàng trai Nhật mang theo hy vọng của gia đình, “luôn ôm trong mình một niềm tin mơ hồ rằng, bản thân sẽ giành được vinh quang và tự tin vào thói quen học tập tránh xa cám dỗ của mình”, chàng phải lòng cô vũ công người Đức với mái tóc vàng nhạt, “chỉ một thi sĩ mới có thể tôn vinh vẻ đẹp của nàng”.

Nhưng hỡi ơi, một thanh niên Nhật gánh trên lưng không chỉ hoài bão của gia đình mà còn của cả đất nước, vướng vào lưới tình đó khác nào bị đánh giá là không qua nổi cám dỗ. Rồi cơm áo gạo tiền, rơi vào cùng quẫn, liệu chàng có đủ sức nuôi cái tình yêu ấy không? Và nàng, tâm hồn người vũ công, trót một lần lạc vào ánh mắt của người con trai xa lạ ấy, mang tư tưởng phóng khoáng so với đất nước chàng, vẫn là trái tim mong manh của người con gái, trót yêu – trót tin. Cuối cùng, giữa bộn bề khác biệt, giữa lựa chọn khốn khổ về cuộc sống hay chấp nhận bỏ rơi tình yêu lấy lại danh tiếng, người ta lựa chọn cái gì?

Sách Nàng Vũ Công.png Reviews Sách Nàng Vũ Công

Xem thêm: Đường đời số 4 và top 5 cuốn sách cần chiêm nghiệm

Đến Truyện người phù du, Mori Ogai đưa người đọc vào thế giới mộng mị trong mối tình của những thanh niên nghệ thuật với Marie. Thượng – Trung – Hạ nhưng để rồi kết quả Kose và Marie cũng chỉ chấm dứt bởi sự ra đi của Marie. Mối nhân duyên kỳ lạ cũng chẳng đủ níu giữ nàng qua nhưng ai oán cuộc đời nàng vướng phải. Và phải chăng giữa bao chàng trai cùng nơi sinh ra, cuối cùng nàng lại phải lòng một người ở quá xa, để nhận một kết cục như thế?

Người đưa thư lại mang trạng thái của người đứng ngoài để chứng kiến một tình cảm bị ép uổng. Ở đó không còn phân định rõ Âu – Á, tất cả gộp lại bởi những con người cùng không có quyền lựa chọn tình cảm, không được trải qua những thăng biến của tình yêu. Cuối cùng, họ lựa chọn đóng cửa trái tim mình lại, như cách tránh né những tình cảm không xuất phát từ nhu cầu mong muốn của họ. Hoặc bỏ lại con thuyền nới nhìn lên phòng Ida, bặt tăm bặt tích vì tình cảm oan trái không một ngày được nở ra.

Quả thực, chữ Tình trong truyện của Mori Ogai không đơn thuần. Nó không chỉ là tình cảm trai gái thông thường. Nó là ẩn chứa cả một khác biệt văn hoá, vùng miền, tư tưởng, đem cái lãng mạn châu Âu đặt trong tư tưởng của Châu Á. Giống như nhìn “ông tơ bà nguyệt” ngồi đàm đạo với thần Cupid.

Gợi ý: Top 03 cuốn sách nên đọc cho người học thiền

Thế nhưng, tình nào chả là tình, yêu – hận, đau khổ – vui buồn, có khác biệt đến mấy thì con tim cùng nhịp vẫn đập những tiếng thổn thức vì nhau. Kết cục của họ không thể kết bằng 2 tiếng đúng – sai để phân định. Bởi “trái tim có bao giờ nằm bên phải”, nên yêu thương cũng còn mang nhiều trách nhiệm, trách chăng thời cuộc khiến con người ta khó tự do.

“Và tôi cũng hiểu ra rằng, không chỉ lòng người ở đời này là cái khó có thể tin tưởng, mà đến chính bản thân mình và trái tim mình còn dễ thay đổi đến nhường nào.”