Rate this post

5 ngôn ngữ tình yêu Tác giả: Gary Chapman Đôi nét về tác giả: Tiến sĩ Gary D. Chapman là nhà tư vấn hôn nhân và gia đình, diễn giả nổi tiếng quốc tế đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân và gia đình, ông đã xuất bản 28 quyển sách và 5 loạt phim video hướng dẫn về hôn nhân và gia đình.

Trong đó nổi tiếng nhất là: The Five Love Languages (Năm ngôn ngữ tình yêu), When Sorry isn’t Enough (Khi lời xin lỗi là chưa đủ) và Things I Wish I’d Known Before We Got Married (Để hôn nhân không phải là toilet)… Đặc biệt là cuốn: “Năm ngôn ngữ tình yêu: Bí quyết để tình yêu bền lâu.” xuất bản lần đầu vào năm 1992. Cuốn sách đã bán được hơn sáu triệu bản trong tiếng Anh và được dịch sang 38 ngôn ngữ khác nhau, các ấn bản 1996 luôn đứng trong 100 người bán hàng hàng đầu trên sachvui.co, đứng top 50 trong tháng Hai năm 2007. Review sách: Tình yêu luôn là đề tài làm tốn kém bao nhiêu nước mắt và giấy mực của loài người từ thuở hồng hoang cho đến tận bây giờ. Người ta có thể vì tình yêu mà hi sinh mà chấp nhận, mà thay đổi mà không đòi hỏi một sự đáp lại tương xứng nào cả. Một người có thể yêu một hay nhiều lần trong đời nhưng chắc chắn rằng chỉ có một người dù duyên thành hay không thành sẽ mãi khắc sâu trong tim họ.

Để đồng cảm với những chuyện tình đậm chất thơ lãng mạn, để hiểu rõ hơn về những góc nhìn của đàn ông và phụ nữ trong tình yêu, họ cần gì và muốn gì ? cuốn sách “ Năm Ngôn ngữ Tình yêu” sẽ giải mã cho những vấn đề ấy sach nam ngon ngu tinh yeu Review sách 5 ngôn ngữ tình yêu Năm Ngôn ngữ Tình yêu là cuốn sách được biên dịch từ tác phẩm nổi tiếng The Five Love Languages của chuyên gia tâm lý – Tiến sĩ Gary Chapman – cuốn sách luôn nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất thế giới và đã được dịch ra 40 ngôn ngữ. Riêng bản tiếng Anh đã phát hành được trên 5 triệu bản và luôn nằm trong top 100 cuốn sách bán chạy nhất của sachvui.co. Việt Nam là ngôn ngữ thứ 41.

Năm Ngôn ngữ Tình yêu của Gary Chapman sẽ hé mở cho bạn một điều thú vị rằng, mỗi người trong chúng ta đều có một “ngôn ngữ tình yêu” khác nhau. Khi hiểu được sự khác biệt ấy và biết cách sử dụng đúng ngôn ngữ tình yêu của mình, các bạn sẽ xây dựng được một nền tảng vững chắc cho tình yêu và một gia đình hạnh phúc, nơi cả hai đều cảm thấy mình được quan tâm, yêu thương và chia sẻ trong sự ấm áp, nồng nàn của tình yêu.

Để có một đời sống gia đình hạnh phúc bền lâu, cả hai cần dành ra những giờ phút chia sẻ, thảo luận về quan điểm và những điều mình mong muốn từ hành động, lời nói của nhau. Rất có thể, ngôn ngữ yêu thương của bạn và chồng (hoặc vợ bạn) là hoàn toàn khác nhau. Do đó, chúng ta cần sẵn lòng học lấy ngôn ngữ tình yêu của người mình yêu. Và, khi các bạn có thể chia sẻ và thông hiểu nhau nhiều nhất, tình yêu của các bạn sẽ thăng hoa…

Với kinh nghiệm ba mươi năm tư vấn hôn nhân, tác giả đã đúc kết được 5 Ngôn ngữ Tình yêu cơ bản – đó là năm cách để biểu đạt và thấu hiểu cảm xúc trong tình yêu. Tuy nhiên, mức độ áp dụng của mỗi người lại khác nhau. Điều quan trọng nhất cần nhớ là, hãy nói bằng ngôn ngữ tình yêu của người bạn đời chứ không phải của bản thân bạn.

5 ngôn ngữ tình yêu bao gồm: Lời khen ngợi: Nếu người mà bạn hướng tới có ngôn ngữ tình yêu là lời khen ngợi thì bạn hãy dành những lời khen dành cho họ, có thể là lời khen nhỏ thôi như hôm nay em thật đẹp, anh cảm ơn vì những gì em đã làm cho anh, nó thật tuyệt vời… (tất nhiên lời khen phải thật lòng) họ sẽ cảm thấy thật vui, hạnh phúc và họ sẽ cảm nhận được tình cảm của bạn dành cho họ

Thời gian chia sẻ: Nhiều người muốn có 1 người tâm sự, cùng ngồi với họ để xem 1 trận bóng, cùng chơi 1 trò chơi mà họ thích vậy là quá đủ với họ để họ biết bạn yêu họ tới mức nào, điều này càng quan trọng với bố mẹ bạn khi về già. Họ sẽ rất cô đơn nếu không có bạn bên cạnh. Cho dù bạn chu cấp cho họ đầy đủ như thế nào. Đừng quên về thăm bố mẹ bạn khi có thể nhé, họ cần bạn

Quà tặng: Đã bao giờ bạn thấy ánh mắt của người khác sáng lên khi nhận được quà tặng của bạn chưa. Không phải vì món quà đó có giá trị cao mà chỉ với món quà nhỏ đó đã thể hiện được tấm lòng của bạn, và họ sẽ rất vui vì điều này. Nó thể hiện sự quan tâm của bạn và thông qua món quà họ sẽ cảm nhận được nó. Có thể chỉ là viên đá mà bạn nhặt được trên đường leo núi nhưng khi bạn tặng họ, họ sẽ cảm thấy lúc nào bạn cũng nghĩ tới họ nên bạn mới nhớ để mang về cho họ món quà ý nghĩa đó. Nhưng đừng lạm dụng quà tặng, đừng quá coi trọng giá trị món quà và đừng lấy quà tặng để đánh đổi 1 thứ gì đó. Ví dụ như: con đã quét nhà sạch nên bố tặng con đồ chơi này. Cách tặng như vậy không thể hiện tình yêu mà nó là giá cả bạn mặc cả với con mình

Sự quan tâm tận tụy (phục vụ): Bạn đã bao giờ thấy bố bạn cố gắng giúp mọi việc cho bạn chưa? Đã bao giờ bạn thấy người bạn của bạn luôn giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Đó chính là cách họ thể hiện tình cảm với bạn, và họ luôn mong sẽ được đối xử như vậy từ bạn. Hãy phục vụ họ khi bạn có thể, tình cảm sẽ được tăng lên khi họ cũng biết mình được bạn yêu quý.

Cử chỉ âu yếm: Khi bạn gặp khó khăn, đau khổ, thất bại. người bạn yêu tiến tới và ôm bạn thật chặt thì bạn thấy sao? Có phải như mọi nỗi buồn đều được người đó quẳng đi giúp bạn rồi không? Với những người có ngôn ngữ liên hệ về thể xác nhưng cử chỉ âu yếm, nắm tay, chạm nhẹ vào vai, ôm, hôn, vỗ về là tất cả những gì họ cần để vượt qua tất cả. nó là mối liên hệ mãnh liệt giữa mọi người. Như khi người con hét lên sợ hãi người bố tới ôm và nói ổn rồi con, có bố ở đây. Hoặc khi người bạn gái của bạn khóc nức nở bạn tiến tới ôm cô ấy vào lòng và nói có anh ở đây rồi. Tớ cá là họ cảm thấy rất hạnh phúc và sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc đó. Nhưng hãy cẩn thận với ngôn ngữ này kẻo bạn sẽ bị buộc tội quấy rối ABC đấy. Hãy suy nghĩ trước khi thể hiện tình cảm của bạn nhé. Với 5 ngôn ngữ trên người vợ và chồng cần xác định đối phương của mình thuộc loại ngôn ngữ yêu thương nào để vun đắp đầy khoan tình yêu của họ, một khi đã vung đắp đầy khoan rồi thì tất nhiên hạnh phúc trong hôn nhân sẽ đến với bạn. Ở mỗi ngôn ngữ sẽ là những câu chuyện thật mà tác giả đã tư vấn giúp đỡ những cặp vợ chồng xác định được loại ngôn ngữ yêu thương, từ đó giúp đỡ họ vung đắp lại khoan tình yêu vốn đã cạn, cứu vãn được những cuộc hôn nhân nằm bên bờ li hôn được hồi sinh một cách mạnh mẽ như lúc mới yêu. Cá nhân mình nghĩ quyển này các bạn nên đọc để cảm nhận được từng loại ngôn ngữ yêu thương từ đó vung đắp khoan tình yêu cho nhau được đầy lên và cảm nhận sự hạnh phúc.

“5 ngôn ngữ tình yêu” cuốn này mình nghĩ thích hợp với các bạn nào đang yêu, sắp kết hôn hoặc đã kết hôn thì nên đọc, nếu sau khi đọc xong 5 ngôn ngữ yêu thương vẫn không xác định được ngôn ngữ nào mà mình cần vun đắp thì các bạn yên tâm, phần sau sách sẽ có trắc nghiệm 30 câu hỏi dành cho người chồng và vợ để xác định ra mình thuộc loại ngôn ngữ yêu thương nào.

Gặp nhau yêu nhau đã khó mà đã đi đến được hôn nhân rồi thì hãy trân trọng nhau vung đắp khoan tình yêu cho nhau để nó luôn đầy ắp và tràn đầy hạnh phúc nhé.

Trích đoạn hay: Thay đổi trong cách thức giao tiếp Nếu Lời khen ngợi chủ yếu bộc lộ qua những gì bạn nói thì đối thoại chất lượng lại dựa trên khả năng lắng nghe và thấu hiểu của bạn. Khi đó, các bậc cha mẹ sẽ tập trung lắng nghe và thông cảm với suy nghĩ, cảm xúc của con trẻ. Cha mẹ có thể hỏi – nhưng không phải với thái độ tra vấn mà với mong muốn được biết những suy nghĩ, cảm xúc và khát vọng của con. Đây là điều mà các bậc cha mẹ phải hết sức chú ý khi đối thoại cùng con.

Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ thường đưa ra những quy định cùng lời hướng dẫn cho chúng. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục làm như vậy khi trẻ bắt đầu lớn và đã có nhận thức riêng thì chắc chắn trẻ sẽ phản ứng rằng: “Cha/mẹ cứ làm như con còn con nít vậy”. Trẻ nói đúng. Giờ đây, bạn phải đối xử với nó như một người sắp trưởng thành, độc lập và đang dần khẳng định mình.

Các bậc phụ huynh cần để con trẻ có suy nghĩ, cảm xúc, ước mơ riêng và có thể chia sẻ những điều đó với bạn mà không cảm thấy ngại ngần. Các bạn phải học cách nắm bắt, đánh giá ý tưởng và cảm xúc của con cũng như có những hành động thực tế giúp chúng đạt được ước mơ. Điều này được thực hiện thông qua các cuộc đối thoại thân thiện nhiều hơn những cuộc độc thoại giáo huấn. Nhưng đối với hầu hết các bậc phụ huynh, đây thật sự là một thách thức lớn.

“Tôi không biết dạy con.” – Marlene nói với tôi. – “Tôi nghĩ mình làm tốt vai trò làm mẹ cho tới khi Katie lên 16 tuổi. Tôi thật ngốc và thiếu thực tế khi cố gắng điều khiển cuộc đời con bé. Bây giờ, tôi cảm thấy mình hoàn toàn bất lực và không biết phải nói chuyện với nó thế nào nữa.”

Tôi quen Marlene đã vài năm nay và biết kiểu giao tiếp của chị thuộc dạng “nói không ngừng”. Marlene thường nói những điều chị nghĩ mà không bao giờ suy xét đến cảm xúc của người nghe như thế nào. Katie chấp nhận điều này khi còn nhỏ, nhưng khi bắt đầu có ý thức độc lập, cô bé không còn chấp nhận lời của mẹ mình như “chân lý” nữa.

Với Marlene, quá trình học hỏi cách giao tiếp mới sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu không cố gắng học hỏi, chị sẽ đánh mất mối quan hệ thân thiện với con mình. Marlene cần học cách lắng nghe và thấu hiểu con.