5/5 - (1 bình chọn)

BI KỊCH CỦA CÁI TÔI: ĐỨA CON LO ÂU VÀ NGƯỜI MẸ KHUYẾT THIẾU

Nền tảng xây dựng bản thân chính là môi trường gia đình

Một đứa con lo âu trong lòng sẽ tràn ngập cảm giác bất lực, kém cỏi và cô đơn. Khi trẻ lớn lên trong một môi trường gia đình thiếu sự công nhận, các mối quan hệ tương lai có thể phát triển giống “thiêu thân lao đầu vào lửa”: Chỉ cần ai đó cho bạn một chút ấm áp, bạn có thể lao tới sẵn lòng cho đi tất cả.

Những “thiêu thân lao đầu vào lửa” sẽ coi một chút ấm áp mà người khác dành cho mình là tình yêu và thậm chí sẽ coi nhẹ bản thân trong mối quan hệ ấy. Vì sợ bị bỏ rơi, họ thường hy sinh lợi ích của bản thân để đổi lấy sự vui vẻ của đối phương. Trong một mối quan hệ không bình đẳng như vậy, họ đương nhiên chẳng tìm được cảm giác hạnh phúc thực sự.

Những đứa trẻ từ thủa bé đã rơi vào trạng thái vô cùng lo lắng sẽ có cảm giác kém cỏi mãnh liệt, chúng không nghĩ mình được nâng niu và coi trọng, trong quá trình liên tục tìm kiếm tình thương để rồi liên tục thất vọng, chúng sẽ sử dụng ảo tưởng để lý giải nguyên do vì sao lại như vậy.

Theo nghiên cứu về trẻ sơ sinh và người trưởng thành của các bậc thầy phân tâm học, nhiều em bé từ rất sớm có thể đã tưởng tượng rằng bản thân là nguyên do gây ra tình trạng này: Mình bị vứt bỏ, không ai chăm sóc, thậm chí là bị xem thường đều là do bản thân không đủ tốt.

Gợi ý: 10 Cuốn sách hay 2021 nên đọc

ngo nhu luong thien hoa ra mem yeu Ngỡ như lương thiện, hóa ra mềm yếu

“Trở nên đủ tốt” có nghĩa là: Vốn dĩ tôi không đủ tốt, nhưng nếu cố gắng, tôi có thể trở nên tốt hơn. Cảm giác kém cỏi cũng tương tự với việc làm tổn thương bản thân và liên quan mật thiết với sự hèn mọn – “mình chưa đủ tốt, mình cần tốt hơn nữa”. Khi ở cạnh người như vậy, những người xung quanh họ sẽ rất dễ lợi dụng họ, bởi vì họ rất dễ gợi lên cảm giác yếu đuối, nhu nhược bắt nguồn từ sự tự ti.

Tương ứng với đứa con lo âu là người mẹ khuyết thiếu. Người mẹ này có thể là bất đắc dĩ hoặc cố ý bỏ đi, không góp mặt trong quá trình nuôi dạy con. Còn có một trường hợp nữa là dù mẹ vẫn ở bên nhưng không có sự giao tiếp nào với con mình. Tóm lại đây là sự thiếu vắng vị trí người mẹ và không có ai thay thế, nên đứa trẻ mới cảm thấy bản thân giống như không tồn tại hoặc bị bỏ rơi.

Một khách hàng từng nói với tôi rằng trong ký ức của cô ấy, mẹ luôn bận rộn, dường như những công việc đó chẳng bao giờ hoàn thành. Mẹ không bao giờ ngồi xuống cùng cô ấy chơi đùa hay đọc sách cho cô ấy nghe. Cô ấy là con một, nếu cô ấy khóc, mẹ liền bật ti vi cho cô ấy xem. Rõ ràng mẹ cô ấy vẫn ở đó, nhưng tâm tư thì không.

Xem thêm: Review Nhắm đúng mục tiêu, chọn đúng điểm đến

Vì vậy, cô ấy luôn rơi vào trạng thái vô cùng lo lắng. Sau khi sinh con, làm mẹ, cô ấy tìm hiểu đủ loại cẩm nang nuôi dạy con cái, chuẩn bị kiên nhẫn lắng nghe và ở bên con. Nhưng mới ngồi cạnh chơi cùng con được hai phút, cô ấy đã không chịu nổi. Cô ấy thậm chí không thể biết được suy nghĩ của bản thân đã lạc đi từ khi nào. Là một người cấp tiến, có học thức, cô ấy ép bản thân phải định thần lại nhưng không được. Cô ấy cảm thấy hoang mang và bực dọc, phát cáu với con mình.

Trong tư vấn lâm sàng, nhiều người hỏi tôi rằng tại sao ở bên chơi đùa cùng con lại khó khăn đến vậy? Nếu bạn có thể hiểu rằng bởi vì bản thân bạn không được ở bên đúng nghĩa và không có mối liên kết sâu sắc với mẹ của mình, thì không phải bạn không muốn ở bên con, mà là bạn không thể.

Đây quả thực là một điều đáng buồn. Cha mẹ chúng ta học cách hành xử từ cha mẹ của họ và chúng ta lại tiếp nối học cách hành xử từ cha mẹ của mình. May mắn thay, bây giờ ta có nhiều cơ hội để phát triển bản thân hơn và có lẽ tình hình sẽ chuyển biến theo hướng khác biệt.

Theo sách Ngỡ như lương thiện, hóa ra mềm yếu – Hoàng Ngọc Linh