Rate this post

Thần thoại Hy Lạp PDF bao gồm các truyền thuyết về các vị thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp. Đây là một bộ thần thoại nổi tiếng đóng góp nhiều cho nền văn hóa nhân loại, và cũng cuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học khác. Bộ sách này hình thành trong một quãng thời gian lịch sử khá dài. Đó là một quá trình lịch sử từ thời kỳ nền văn minh Mycènes (2000 – 1100 TCN) đến những buổi biển diễn, đọc, kể anh hùng ca của Homère trong những ngày hội rồi đến hội diễn bi kịch trong ngày hội Dionysos.

Đây có thể coi là một bộ thần thoại nổi tiếng của nhân dân Hy Lạp mà hiếm có bộ thần thoại nào bì kịp về độ phổ biến. Chúng ta, những người hiện đại vẫn gặp những hình ảnh về các vị thần nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp hàng ngày: thần Zeus, thần Hera, thần Artemis, Apollo…

Theo ebookhay, Nếu bạn là mộ người ưa tìm hiểu và khám phá, đây chắc chắn là cuốn sách “phải đọc”.

Thông tin sách

Thể loại: Lịch sử- Chính trị

Tác giả : Nguyễn Văn Khỏa (Biên soạn)

Link tải ebook miễn phí PDF/ Mobi/ Epub ở cuối bài viết

Giới thiệu sách Thần thoại Hy Lạp PDF

“Thần thoại Hy Lạp” bao gồm các truyền thuyết về các vị thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp. Bộ sách này hình thành trong một quãng thời gian lịch sử khá dài. Đó là một quá trình lịch sử từ thời kỳ nền văn minh Mycènes (2000 – 1100 TCN) đến những buổi biển diễn, đọc, kể anh hùng ca của Homère trong những ngày hội rồi đến hội diễn bi kịch trong ngày hội Dionysos.

Dù hôm nay, thời đại của niềm tin và tư duy thần thoại đã lùi vào quá khứ, cung điện Olympie của các vị thần hẳn đã dời đến một hành tinh nào khác xa xăm, thì những cái tên như Zeus, Éros, Héraclès… hay Achille vẫn truyền cho loài người những âm hưởng thánh thần để chinh phục ngày mai.

Hầu hết những câu chuyện thần thoại còn lại với độc giả ngày nay đều do những nhà thơ, nhà viết kịch kể lại… Quá trình kể lại cũng đồng thời là quá trình sắp xếp, biên soạn lại, tái tạo các câu chuyện theo một khuynh hướng nào đó.

Từ bao đời nay, thần thoại Hy Lạp đã trở thành một giá trị vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Những nhân vật, điển tích trong đây liên tục được tái sinh, hiện diện, truyền nguồn cảm hứng tới khắp mọi nơi từ triết học, hội họa, điện ảnh cho đến kiến trúc, văn học, thi ca. Cho dù hôm nay, thời đại của niềm tin và tư duy thần thoại đã lùi vào quá khứ, cung điện Olympe của các vị thần hẳn đã dời đến một hành tinh nào khác xa xăm, thì những cái tên như Zeus, Éros, Héraclès… hay Achille vẫn truyền cho loài người những âm hưởng thánh thần để chinh phục ngày mai.

Thần thoại Hy Lạp PDF, một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hy Lạp. Ngay trong thời cổ đại, thần thoại Hy Lạp đã “hóa thân” thành thần thoại La Mã. Sự chế biến này của nền văn hóa La Mã gần với nguyên mẫu như sao chép đến nỗi khoa thần thoại học hầu như không có sự phân biệt giữa những vị thần Hy Lạp được đổi tên Latinh với những vị thần Hy Lạp chính cống. Người ta vẫn thường dùng Jupiter (Latinh) đề chỉ Zeus (Hy Lạp), Vénus để chỉ Aphrodite, Minerve để chỉ Athéna, Mars để chỉ Ares và ngược lại. Nói như thế không có nghĩa là thần thoại La Mã chỉ là sự chế biến lại thần thoại Hy Lạp. Thần thoại La Mã cũng có một số sự tích, truyền thuyết về vị thần này, thần khác mang tính chất riêng biệt của mình. Nhưng nhìn chung cái vốn thần thoại gọi là đích thực La Mã ấy không lấy gì làm phong phú, đáng được liệt hạng.

Trong nền văn hóa nhân loại, từ những bức vẽ, bức tượng của các nghệ sĩ thời cổ đại, thời Phục Hưng, thế kỷ thứ XVII, XVIII, XIX và cả thế kỷ XX của chúng ta cho đến một tập khảo luận, một vở kịch, một cuốn truyện… đều đã khai thác đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc trong thần thoại Hy Lạp. Trong văn chương, trên báo chí, những thành ngữ, điển tích từ thần thoại Hy Lạp được sử dụng phổ biến như một thứ tín hiệu quen thuộc (đương nhiên chúng ta vẫn chưa quen lắm với thứ tín hiệu này), nào Con ngựa thành Troie, Quả táo bất hòa, Chiếc giường Procuste, rồi Tai vua Midas, Thói Narcisse, Gã Satyre… Ấy là chưa kể tên các vì sao, chòm sao, đường phố, rạp hát, công viên, quảng trường, lâu đài, dinh thự, tên hàng hóa, vũ khí, con tàu vũ trụ… cũng lấy từ thần thoại Hy Lạp.

Đọc những tác phẩm của K. Marx, F. Engels, V.I. Lénine, chúng ta thường gặp những ẩn dụ, tỉ dụ bằng thần thoại Hy Lạp. Như vậy thần thoại Hy Lạp không phải là lĩnh vực chuyên môn hẹp của những nhà folklore học, thần thoại học, văn học phương Tây, mà là lãnh vực kiến thức phổ thông trong thế giới hiện đại. Thiếu vốn kiến thức phổ thông này là thiếu một phương tiện để hiểu biết. Tiếp xúc, đối thoại với nền văn hóa phương Tây mà không có vốn kiến thức phổ thông này thì quả là gặp khó khăn không ít. Làm sao lúc nào cũng có, cũng mang theo bên người một cuốn từ điển để tra cứu điển tích này, điển tích khác? Hơn nữa trong việc diễn đạt tư tưởng, một cách viết, một cách nói, việc biết sử dụng những ám dụ, tỉ dụ từ điển tích thần thoại càng làm cho tư tưởng mềm mại hơn, uyển chuyển hơn, duyên dáng hơn, dễ tiếp nhận hơn, nhất là đối với thế giới phương Tây.

Trích đoạn

” Ouranos và Gaia, như trên đã kể, sinh ra ba loại con khổng lồ. Đối với những đứa con Cyclopes và Hécatonchires, Ouranos rất ghét. Hình như Ouranos thấy sự có mặt của chúng là một điều ô nhục đối với mình. Thần nghĩ ra một cách để tống chúng đi cho khuất mắt: đầy chúng xuống địa ngục Tratar, nơi sâu thẳm kiệt cùng dưới lòng đất.

Nữ thần Gaia hoàn toàn không bằng lòng với chồng về cách đối xử với lũ con Cyclopes và Hécatonchires của bà như vậy. Bà tìm đến đám con Titan, xui giục các Titan chống lại bố. Nhưng chẳng một Titan nào dám nghe theo lời mẹ. Duy chỉ có Titan Cronos là dám đảm nhận công việc tày đình ấy. Theo mưu kế của mẹ, được mẹ giao cho một lưỡi hái, Cronos rình nấp chờ lúc Ouranos vào giường ngủ, chém chết Ouranos.

Máu của Ouranos-Trời chảy xuống Gaia-Đất sinh ra một thế hệ khổng lồ thứ tư mà so với các Cyclopes và Hécatonchires, thế hệ này nếu không hơn thì cũng chẳng hề mảy may thua kém. Đây là những khổng lồ Gigantos có thể gọi là Đại khổng lồ, thân hình cao lớn, khiên giáp sáng ngời, trong tay lúc nào cũng lăm lăm ngọn lao dài nhọn hoắt, mặt mày dữ tợn gớm ghiếc.

Máu của Ouranos còn sinh ra những nữ thần Érinyes (thần thoại La Mã: Furies) tay cầm roi, tay cầm đuốc, mái tóc là một búi rắn độc ngoằn ngoèo vươn đầu ra tua tủa, ai trông thấy cũng phải cao chạy xa bay. Những nữ thần này lãnh sứ mạng trừng phạt báo thù kẻ phạm tội bằng cách giày vò trái tim kẻ đó suốt đêm ngày khiến cho y ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bồn chồn, day dứt. ”

Nội dung/ Mục lục- Thần thoại Hy Lạp PDF

Tác Giả

Tác Phẩm

Lời Giới Thiệu

Nguồn Gốc Của Thế Gian Và Của Các Vị Thần

Cronos Lật Đổ Ouranos

Thần Zeus

Zeus Lật Đổ Cronos. Cuộc Giao Tranh Với Các Titan (Titanomachie)53

Cuộc Giao Tranh Với Các Gigantos (Gigantomachie)55

Cuộc Giao Tranh Với Typhon

Nguồn Gốc Của Loài Người. Năm Thời Đại

Thần Prométhée Và Loài Người

Pandore – Người Đàn Bà Đầu Tiên Của Thế Gian Và Những Tai Họa Zeus Giáng Xuống Trừng Phạt Loài Người

Nạn Hồng Thủy. Deucalion Và Pyrrha. Giống Người Đá

Zeus Trừng Phạt Prométhée

Gia Hệ Các Vị Thần Hy Lạp

Thuở Khai Thiên Lập Địa

Các Titan Kết Hôn Với Các Titanide

Hai Anh Em Prométhée Sáng Tạo Ra Giống Người

Thế Giới Olympe Và Mười Hai Vị Thần Tối Cao

Gia Hệ Zeus

Poséidon Và Các Thần Biển

Gia Hệ Poséidon Và Các Thần Biển

Hadès Và Thế Giới Âm Phủ

Gia Hệ Hadès

Nữ Thần Héra

Héra Và Io

Thần Apollon

Apollon Diệt Trừ Con Mãng Xà Python Và Lập Đền Thờ Delphes

Mối Tình Của Apollon Với Tiên Nữ Daphné

Apollon Trừng Trị Hai Tên Khổng Lồ Con Trai Của Aloéos

Apollon Và Các Nàng Muses

Apollon Lột Da Tên Marsyas

Apollon Trả Thù Cho Asclépios

Nữ Thần Artémis

Artémis Trừng Phạt Niobé

Artémis Biến Actéon Thành Hươu

Nữ Thần Athéna

Athéna Thắng Poséidon, Được Cai Quản Miền Đồng Bằng Attique

Athéna Biến Arachné Thành Con Nhện

Thần Hermès

Thần Arès

Nữ Thần Aphrodite

Aphrodite Ban Phúc Cho Pygmalion

Aphrodite Giáng Họa Xuống Narcisse

Mối Tình Của Aphrodite Với Adonis

Thần Éros

Cupidon Và Psyché

Thần Héphaïstos

Nữ Thần Déméter Và Con Gái, Perséphone

Déméter Truyền Nghề Cho Triptolème

Về tác giả

Tác giả Nguyễn Văn Khỏa (1932-1988) từng nhiều năm công tác tại bộ môn Văn học phương Tây, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong cuộc đời giảng dạy và nghiên cứu văn học của mình, một trong những công trình mà ông đã dành nhiều tâm sức biên soạn là Thần thoại Hy Lạp. Giáo sư Đỗ Đức Hiểu từng đánh giá: “Trong khoảng năm mươi năm nữa, sẽ không có ai viết được quyển Thần thoại Hy Lạp hay như cuốn của anh Nguyễn Văn Khỏa”.

Ngoài Thần thoại Hy Lạp, nhà giáo Nguyễn Văn Khỏa còn có nhiều công trình uy tín đã xuất bản: – Anh hùng ca của Hômerơ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978. – Từ điển văn học I và II (cùng nhiều tác giả), NXB Khoa học Xã hội, 1983 & 1984. – Iliát (bút danh Huyền Kỳ), NXB Kim Đồng, 1986.

Link download ebook Thần thoại Hy Lạp PDF

PDF MOBI EPUB