4/5 - (2 bình chọn)

Văn học Nga đã trở nên không còn xa lạ với những độc giả Việt Nam và thế giới với những tên tuổi như Lev Tolstoy, Fyodor Dostoyevsky, Maxim Gorki … Thế nhưng Kyrgyzstan cũng có một nhà văn với những câu chuyện tuyệt vời về đất nước, quê hương vùng đồi núi, hay cái nghị lực phi thường và khát vọng sống thời chiến. Đó là chính là nhà văn Chyngyz Aytmatov, người nổi tiếng với những tác phẩm như Ngày dài hơn thế kỷ, Đoạn đầu đài, Con tàu trắng, Vĩnh biệt Gyulsary… Tuy nhiên trong tất cả có một tập truyện ngắn mang tên Jamiliya – chuyện núi đồi thảo nguyên mang đậm âm hưởng sáng tác về quê hương và con người nơi Kyrgyzstan lạnh giá. Bài viết hôm nay sẽ là về một truyện ngắn trong đó mang tên Cây phong non trùm khăn đỏ.

Nội dung câu chuyện kể về một người lái xe từ Istanbul trong chuyến xuống bông trang đã gặp một cô gái trùm khăn quàng đỏ. Từ một chuyến đi nhờ xe dẫn tới một chuyện tình lãng mạn và hạnh phúc tới khi hai người yêu nhau và có con. Hạnh phúc tưởng chừng kéo dài mãi nhưng thực chất chỉ tựa chốt lát. Từ một lần giúp người, Ilyas – người lái xe bị đã bị mất việc và dẫn tới việc bạo hành vợ. Hạnh phúc bắt đầu tan rã từ đây và bi kịch lên đỉnh điểm khi mà Ilyas gặp lại người bạn gái cũ và tình cũ lại dậy lên trong lòng.

Xem thêm: Review Mười chín ngày – Quân Ước

cay phong non Review truyện Cây phong non trùm khăn đỏ

Aytmatov có một tuổi thơ có phần khắc nghiệt khi cha của ông bị giết trong một cuộc phân chia của giai cấp tư sản. Có lẽ một phần vì vậy mà các tác phẩm của ông mang đậm những tính nhân văn, tình thương và khát vọng sống. Trong tác phẩm người thầy đầu tiên, chúng ta nhìn thấy hình tượng cây phong cùng với sự nhẹ nhàng yêu thương tình cảm của thầy Dyuyshen và cô bé Altynai. Và một lần nữa hình ảnh cây phong trong tuyết, lại xuất hiện trong truyện ngắn Cây phong non trùm khăn đỏ. Có thể nói quê hương và vùng đồi núi đã trở thành những hình ảnh gây ấn tượng và cảm hứng cho tác giả. Đỉnh cao và điểm cao trào của tác phẩm chính là việc xây dựng nhân vật cũng như đưa được nét đẹp quê hương vào trong đó.

Cũng như Kawabata khi đi tìm và tôn vinh vẻ đẹp phương đông trong Xứ tuyết, Cố đô thì Aytmatov ở đây vẽ bức tranh tuyệt mĩ về đất nước và con người của ông. Một tình huống rất thú vị khi sắp xếp cuộc gặp lần đầu tiên là một chuyến đi nhờ xe tới một câu chuyện tình lãng mạn. Nếu là người Việt Nam thì chắc chúng ta sẽ không quên cuộc gặp mặt của cô Nguyệt và cậu Lãm của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng. Sự tương đồn cũng như sự lãng mạn khiến cho trái tim độc giả như rực cháy trong suốt hành trình qua từng trang sách. Thế nhưng có lẽ sự thơ mộng thời chiến với câu kết mở “ Ngủ đi các cậu ! Mai còn chạy “ không diễn ra ở đây. Trong câu chuyện này, chúng ta như thấy hơi hưởng từ tác phẩm Cuốn theo chiều gió của Mitchell khi Iyas đã tự tay làm mất đi hạnh phúc của mình Asya, cây phong non yêu quý của mình. Hoàn cảnh sống khiến cho con người ta trở nên độc đoán ích kỷ, lâm vào bước đường cùng. Thêm nữa là sự sa đọa và lương tâm biến chất trở nên lạnh lẽo như mùa đông tuyết rơi băng giá, một phần đã khá quen thuộc trong các tác phẩm của ông. Đó có lẽ cũng là một thông điệp của tác giả khi muốn nói tới hạnh phúc bị đánh mất khi ta không biết trân trọng nó.

Có thể bạn quan tâm: 6 Cuốn sách hay nhất cho người chơi chứng khoán

Đọc xong tập truyện là chúng ta như đắm chìm vào cảnh sắc của Kyrgyzstan. Thường thì rất ít khi có những tác phẩm đưa độc giả trực diện tới thăm đất nước qua trang sách như vậy. Tình yêu, sự đấu tranh và khát vọng sống trong điều kiện khắc nghiệt được gói gọn trong tuyệt tác mang tên Jamiliya.