Rate this post

Nhân dịp nông nhàn, tớ lục lại đống đồ cũ quẳng lên cho mọi người biết nguồn gốc của cái nick exor .

Bạn đang xem: Đánh giá phim the exorcist

***

The Exorcist – A review

Rating:

Đề cử 8 giải OSCAR năm 1973, đoạt được hai giải: Kịch bản hay nhất và Âm nhạc hay nhất. 6 giải được đề cử còn lại là : Phim hay nhất, diễn viên nữ chính xuất sắc nhất (cho Ellen Burstyn), nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (cho Jason Miller), diễn viên nữ phụ xuất sắc nhất (cho Linda Blair), đạo diễn xuất sắc nhất, kỹ thuật điện ảnh xuất sắc nhất (cho Owen Reozman), chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất và biên kịch xuất sắc nhất.

Trong những ngày mùa đông lạnh giá vào cuối năm 1973 đầu năm 1974, khi bộ phim kinh dị có tên là “The Exorcist” lần đầu tiên được trình chiếu, ngay lập tức nó đã trở thành một sự kiện quốc gia ở Mỹ. Những khán giả hâm mộ đã xếp thành hàng dài trong hàng tiếng đồng hồ dưới thời tiết xấu chỉ để có một chiếc vé xem phim, đường phố New York được mô tả là bị tắc nghẽn bởi đám đông khán giả cuồng nhiệt. Mặc dù sự cuồng nhiệt kiểu này không phải là đã không được dự đoán trước, nhưng quả thật nó đã vượt quá sự mong đợi. Hehehe, nghe nói là trong khi xem phim này, có một số khán giả yếu bóng vía đã phải chạy trốn khỏi rạp hát bởi vì sợ vãi cả linh hồn (Ngoài linh hồn ra có vãi thêm cái gì nữa không thì tớ không biết ).Từ đó tới nay, The Exorcist vẫn là một trong những bộ phim được làm tiếp nhiều nhất của điện ảnh Hollywood, một trong những quả bom tấn (blockbuster) đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Đây cũng là một trong những bộ phim kinh dị đầu tiên mà tớ có ấn tượng và cũng là nguồn gốc cái nick exorcist của tớ trên mạng (xuất hiện đầu tiên là trên VNN-3M). Sau này tớ còn được xem một số phim horror khác, có phim hay hơn, vượt The Exorcist về một số mặt nhưng đã trót thích nó rồi nên mạn phép bà con viết một cái review về bộ phim này.

Xem thêm: Nguyên Lý Làm Việc Của Công Tơ Điện 3 Pha, Công Tơ Điện Tử 1 Pha

Thực ra xung quanh bộ phim The Exorcist cũng có khá nhiều nhận định, đánh giá khác nhau. Nhiều ý kiến đánh giá khen chê cũng khác nhau. Dẫu sao có một điều không ai có thể phủ nhận là The Exorcist là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất của mọi thời đại, cùng với Psycho, Jaws, Rosemary’s Baby hay The Shining … Tớ thích bộ phim này cũng bởi vì nó đem lại cho người xem những cảm giác lạ xen lẫn đôi chút kinh sợ. Xã hội hiện đại làm con người chúng ra đôi khi trở nên chai lì đến mức vô cảm và việc khôi phục lại cho mỗi người sự ngạc nhiên là một công việc khá là khó khăn và có khi pha một chút gì đó gọi là lãng mạn . Chẳng có gì gây ngạc nhiên bằng trí tưởng tượng, chẳng có gì cuốn hút sự tò mò bằng những gì mang một chút ma quái và pha lẫn vào đó đôi chút sợ hãi. Ít ra thì The Exorcist đã làm được điều này mà công lao đầu tiên cần phải kể đến đó là đạo diễn William Friedkin và tác giả kịch bản William Peter Blatty – cũng đồng thời là tác giả của cuốn tiểu thuyết best – seller cùng tên đã được chuyển thể thành phim.

Chuyện xảy ra trong phim dựa trên một sự kiện có thật diễn ra vào năm 1949, đã được tác giả William Peter Blatty viết trong cuốn tiểu thuyết “The Exorcist”. (Đó là một lễ đuổi quỷ – exorcism kéo dài khoảng 2 tháng đối với một cậu bé 14 tuổi có biệt hiệu là “Robbie Mannheim” tại Mt. Rainier, Maryland bởi một cha xứ Thiên chúa giáo 52 tuổi tên là William S. Bowdern). Còn trong tiểu thuyết cũng như trong phim thì tên của nhân vật có khác một chút. Cô bé 12 tuổi Regan MacNeil (do Linda Blair đóng) – con gái của nữ diễn viên nổi tiếng Chris MacNeil (Ellen Burstyn thủ vai) bị điểu khiển bởi những thế lực ma quỷ. Khi nhìn thấy Regan lần đầu trên phim, đó là hình ảnh của một cô bé ngây thơ, xinh đẹp và khá tự chủ. Tình hình trở nên xấu đi sau khi Regan nghe thấy những tiếng động lạ, có những biểu hiện tục tĩu, có những hành động bạo lực sau những cơn cáu giận bất thường. Khi mà mọi việc có chiều hướng vượt quá tầm kiểm soát cũng như trình độ của các bác sĩ chữa trị cho Regan, khi cô bé bắt đầu nói với một giọng nói không mang tính người, các bác sĩ đành nhờ đến một sự trợ giúp mang yếu tố thần linh, đó là tổ chức một lễ đuổi quỷ được cha Merrin (do Max von Sydow đóng) tiến hành

Đoạn dạo đầu của The Exorcist khá là chậm và hơi lan man. Có vẻ như các nhà làm phim muốn tăng một cách từ từ các áp lực vô hình lên khán giả trước khi đến điểm mấu chốt của bộ phim, trước khi làm cho hầu hết mọi người sởn gai ốc. Điểm mấu chốt đó chính là khi Regan bò xuống cầu thang với tư thế của một con nhện cái, sau khi đã giết chết người được giao nhiệm vụ trông coi cô bé trong lúc đó. Phải nói rằng cảnh này cực kỳ ấn tượng, ai đã xem The Exorcist rồi chắc không thể nào quên. Sau cảnh này, bộ phim chuyển sang một tiết tấu khác, nhanh hơn và sợ hơn. Chiếc giường của cô bé trở thành tâm điểm của cuộc chiến đấu giữa thiện và ác, giữa Chúa trời và quỷ dữ. Trong The Exorcist, lợi ích trong cuộc chiến đó không thuộc về thế giới hay nhân loại mà trước hết thuộc về Regan, cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Mặc dầu trong phim không có nhiều hiệu ứng đặc biệt, phải ghi nhận công lao của đội ngũ hoá trang. Thành công lớn nhất của họ là việc biến đổi một cách từ từ khuôn mặt của Regan, ban đầu là một khuôn mặt ngây thơ và thánh thiện, chuyển dần sang một khuôn mặt dữ tợn ở cuối phim, trông ghê vật .

Hai mươi bẩy năm sau ngày khởi chiếu, hãng Warner Brothers quyết định chiếu lại bộ phim The Exorcist với những cảnh đã bị cắt trước đó, làm độ dài của phim tăng thêm 12 phút. Xung quanh chuyện này cũng có nhiều lời khen chê khác nhau, nhưng xét cho cùng cũng chẳng làm ảnh hưởng mấy tới danh tiếng của bộ phim. Theo nhiều người thuộc thế hệ trước thì The Exorcist là bộ phim đáng sợ nhất (The Scariest Movie of All Time). Với khán giả ngày nay, có lẽ điều này không chắc lắm. Tuy nhiên, nếu như bạn chưa xem nó thì kể ra cũng hơi phí . Nếu có dịp, bạn cứ thử ngó qua một lần xem sao. Biết đâu đấy, có khi sự ngạc nhiên trong bạn lại được đánh thức dậy một lần nữa … Recommended!

  • Giá tượng phật di lặc bằng sứ
  • Vườn hoa nhật tân hà nội
  • Phim bùa ngải việt nam
  • Cách vẽ biểu đồ mạng nhện trong excel