Rate this post

Tên sách: Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ

Tác giả: Tiến sĩ Thần kinh học Oliver Sacks

Khám phá những căn bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp

Cuốn sách tâm lý học đầu tiên tôi đọc là Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ của Oliver Sacks. Một ngày bất chợt, tôi đã cầm cuốn sách đó lên đọc vì tò mò và cuốn sách đó đã hoàn toàn thu hút tôi! Oliver Sacks là một Nhà thần kinh học đã làm việc với những bệnh nhân mắc các chứng rối loạn thần kinh khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình và ông ấy đã viết về những chứng bệnh thú vị nhất trong số đó.

Xem thêm: Review sách Đạo tình

Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ
Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ

Mỗi chương của cuốn sách kể về một bệnh nhân khác nhau, tất cả đều có những câu chuyện của riêng mình. Một trong những bệnh nhân khiến tôi ấn tượng là Tiến sĩ P, người mà sau này đã được lấy để đặt tên cho cuốn sách. Tiến sĩ P bị Chứng prosopagnosia (Mất nhận thức khuôn mặt), một tình trạng khiến ai đó không thể nhận ra những khuôn mặt quen thuộc. Tuy nhiên, ông P đã mắc một dạng Chứng Mất nhận thức khuôn mặt vô cùng hiếm gặp, khiến ông ấy cũng không thể phân biệt được các vật thể với nhau (ví dụ, khi được Sacks cho xem một chiếc găng tay, ông sẽ nhận định rằng nó có một phần chính với 5 phần nhỏ nhô dài ra và mô tả hình dạng rất chi tiết, nhưng ông lại không thể nhận ra đó là một chiếc găng tay cho đến khi Sacks cung cấp cho anh ấy thông tin về cách sử dụng nó!).

Gợi ý: Review Mười chín ngày – Quân Ước

Tiêu đề cuốn sách bắt nguồn từ sự bối rối của ông P khi cố gắng với lấy chiếc mũ của mình và rồi thay vì chiếc mũ, ông lại tìm tới người vợ của mình – việc ông P không thể phân biệt được giữa những thứ khác nhau như vậy thực sự khiến tôi suy nghĩ về cách thức hoạt động của nhận thức và cách chúng ta xác định các đối tượng trong cuộc sống hàng ngày.

Cuốn sách được chia thành bốn phần khác nhau, với mỗi phần tập trung vào các “chứng” rối loạn thần kinh khác nhau như là Sự thiếu hụt, Sự dư thừa, Tri giác và Thiểu năng trí tuệ. Sacks viết cuốn sách với chất giọng kể chuyện trôi chảy khiến người đọc có cảm giác rất nhẹ nhàng và dễ đọc (thay vì quá nặng nề về khoa học phức tạp) trong khi vẫn kèm theo chú thích khoa học phía sau mỗi chứng rối loạn và giữ nguyên “mùi vị” của Y khoa. Hơn thế nữa, bởi vì mỗi chương sách là độc lập, nên cuốn sách thực sự rất dễ đọc và chiêm nghiệm trong khoảng thời gian một tháng hoặc có thể lâu hơn, điều này rất tuyệt vì bạn không cần phải dành thời gian để liên tục cày cuốn sách này trong khi đang oằn mình để đạt được hạng A Chứng chỉ giáo dục trung học Phổ thông!

Tóm lại, Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ thực sự là một tác phẩm kinh điển thuộc thể loại sách tâm lý học ăn khách và rất đáng đọc.

Có thể bạn quan tâm: Trước 30 tuổi nhất định phải đọc những cuốn sách này