Rate this post

Từ Điển Tâm Lý – Tính Cách Và Cảm Xúc Đến Từ Đâu ? Tác giả: Shozo Shibuya Review sách: “Tính cách” và “cảm xúc” là những từ ngữ vô cùng quen thuộc, nhưng để bóc tách và phân tích từng loại tính cách và cảm xúc thì không phải chuyện dễ dàng gì.

Khi giao tiếp với người khác, chúng ta luôn cố gắng phỏng đoán tính cách và cảm xúc của đối phương, để điều chỉnh cách ứng xử và xem họ có hòa hợp với ta không. Nhiệm vụ này hao tổn không ít tâm trí, nhưng nhiều khi chúng ta vẫn không thể đọc vị chính xác đối phương. Chúng ta phải trải qua những cuộc đối thoại gượng gạo, nhưng tình huống khó xử, hay tệ hơn là những mối quan hệ đổ vỡ, cũng chỉ vì ta không thể hiểu chính xác tâm tư của người khác để cư xử cho phù hợp. sach tu dien tam ly tinh cach va cam xuc den tu dau Review sách Từ Điển Tâm Lý - Tính Cách Và Cảm Xúc Đến Từ Đâu ? Từ Điển Tâm Lý chính là cuốn sách “vỡ lòng” về tính cách và cảm xúc, giúp bạn trở nên thấu đáo và khéo léo hơn trong giao tiếp. Được tổng hợp và chắt lọc từ khối kiến thức đồ sộ của các chuyên gia tâm lý và viết lại bằng giọng văn thân thiện, Từ Điển Tâm Lý hứa hẹn đem lại cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về tính cách và cảm xúc của con người. Cuốn sách không chỉ dừng lại ở lý thuyết suông mà còn đưa ra những giải pháp cụ thể hướng dẫn bạn đọc vận dụng kiến thức về “tính cách” và “cảm xúc”, giúp bạn thấu hiểu bản thân và người khác, từ đó xây dựng những mối quan hệ lành mạnh.

Trích đoạn hay: 1. Chẳng đứa trẻ nào bỏ cuộc hay suy sụp khi không thể bò nhanh hay biết đi nhanh. Nhưng người lớn lại thường thấy mình thiếu năng lực khi vấn đề không suôn sẻ. Sự khác biệt nằm ở cách nhìn nhận thôi. 2. Trái đất có 7 tỷ người. Nhưng lại chỉ có 7 loại cảm xúc chính: buồn-bã, hạnh-phúc, tức-giận, khinh-thường, căm-ghét, sợ-hãi, và ngạc-nhiên. 3. Song, chúng ta thường không chỉ có một cảm xúc trong một thời điểm. Phía sau một loại cảm xúc luôn là những lớp cảm xúc khác, đan xen phức tạp. 4. Ai cũng là “kẻ 2 mặt”. Khi trưởng thành, chiếc “mặt nạ” tạo nên tính cách của 1 người chính là nhân cách họ muốn thể hiện để phù hợp với xã hội, tuỳ vào từng thời điểm, hoàn cảnh, vai trò đảm nhiệm. Biết cách sử dụng mặt nạ cũng là một loại kỹ năng thích ứng quan trọng. Hoặc bạn trở nên linh hoạt hoặc bạn trở thành giả-tạo. 5. Chúng ta thường có cảm tình với những người… nhờ vả mình, bởi chúng ta thấy mình được tin tưởng và làm được việc tốt. 6. Tính cách không có tốt-xấu, chỉ có thang đo tích cực hay tiêu cực. Chúng ta đánh giá một người có tính cách tệ vì thái độ và lời nói của họ không phù hợp với giá trị quan của bản thân. Mà giá trị quan của mỗi người là khác nhau qua nhiều trải nghiệm khác nhau, nên tốt-xấu cũng chỉ là định kiến. 7. Cảm xúc tiêu cực không hề xấu, nó báo hiệu rằng “có gì đó không ổn”. Mấu chốt là phải làm sao để lần tới gặp vấn đề tương tự, sự tiêu cực phải giảm đi. 8. Ai cũng (cần) trải qua ít nhất một giai đoạn nổi-loạn trong đời, thường là ở tuổi dậy thì. Một đứa trẻ lúc nào cũng được xem là “trẻ ngoan”, không hề trải qua thời kỳ nổi-loạn thì sau này sẽ khó tận hưởng cuộc sống và không thoải mái là chính mình. 9. Nhóm bạn có nhiều tính cách đối lập sẽ chơi vui và lâu bền hơn là tương đồng tính cách. Người ta vẫn thường thích thú với những người “khác mình”. 10. “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” không hẳn đúng. Nếu bản chất (character) được định hình ngay từ khi sinh ra – là thứ gần như cố định bất biến, thì tính cách (personality) là thứ được hình thành trong cuộc sống sau này – có thể tự rèn rũa, thay đổi. Dĩ nhiên, nếu tính cách của bạn là lười biếng và cũng lười thay đổi, thì chuyên gia cũng hết cách