Rate this post

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jean Teule

Download sách Cửa Hàng Dành Cho Kẻ Ngán Sống ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB Download

Định dạng MOBI Download

Định dạng PDF Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách

3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chúng ta hãy cùng nhau hình dung ra một cửa hàng, một doanh nghiệp gia đình đã thịnh vượng từ mười đời nay chuyên bán các loại dụng cụ tự sát. Họ ăn nên làm ra từ nỗi buồn và thất vọng của những người khác. Cho đến tận ngày họ gặp phải một kẻ thù cạnh tranh sinh tồn: đó là niềm vui được sống.

Cửa hàng dành cho những kẻ ngán sống, tựa hồ như một lời quảng cáo “Bạn đã sống dở trong cuộc sống ư? Vậy với chúng tôi, bạn sẽ chết thành công!”Nhưng trong tác phẩm của mình Jean Teulé đã rất thành công. Chết và đặc biệt là tự sát, những câu nói và hành động này dường như là cấm kỵ trong xã hội chúng ta và không ai dám nhắc đến. Trong tác phẩm, điểm phán xét thường đặt ra rất sơ sài một cách cố ý… và nó ngay lập tức đã khiến chúng ta phá lên cười, đúng là chẳng có gì mang màu xanh hòa bình êm ả trong cửa hàng này cả, ngược lại là khác, nhưng chúng ta chỉ có thể bật cười trước những con số đánh dấu thứ tự các dụng cụ để có thể tự hủy hoại cuộc sống của mình, từ chiếc dây thừng bện bằng tay cho thật chắc đến món cốc-tai pha độc dược, rồi đến quả táo chứa chất cyanure hay trọn bộ kimono với thanh bảo kiếm dành cho một buổi hara-kiri truyền thống của Nhật Bản! Tất cả những phương tiện này được doanh nghiệp Tuvache gợi ý và cố vấn kiểu chết thật phù hợp cho mỗi khách hàng của mình. Họ thường thủ thỉ hỏi khách hàng có chuyện gì muộn phiền để đưa ra dụng cụ thích hợp… Một quy định vàng của cửa hàng: không bao giờ được chào “tạm biệt”với khách hàng mà phải nói “vĩnh biệt”.

Trong gia đình doanh nghiệp điển hình này có năm dạng nhân vật: cha mẹ, những nhà chuyên môn, kỹ thuật viên, thương gia. Đứa con đầu lòng, trầm cảm kinh niên nhưng cực kỳ “sáng tạo”trong vị trí được đảm nhiệm, đứa con gái, hình mẫu lý tưởng của tuổi vị thành niên có tâm hồn xáo trộn dễ xúc động, và cậu con út cuối cùng, một viên cát thực sự trong ngành thương mại ủ dột này: Cậu bé nhìn đâu cũng tàon thấy màu hồng, đó là một đứa trẻ lạc quan muôn thuở, chính nó sẽ không ngừng đưa hạt cát lạc quan của mình vào trong công việc bán buôn của cha mẹ đẩ dần dần giúp họ khuynh gia bạn sản trong ngành này.

Cửa hàng dành cho những kẻ ngán sống là một tiếng cười sảng khoái thực sự, giúp chúng ta quên đi những lo toan, những bấn loạn mỗi khi gặp trắc trở trong cuộc sống hàng ngày.

Trích đoạn

Đó là một cửa hiệu nhỏ, nơi một tia nắng hồng vui nhộn chẳng bao giờ lọt vô. Ô cửa sổ duy nhất nằm bên trái cửa ra vào bị một chồng giấy hình nón và đống hộp các tông xếp ngất ngưởng che khuất. Một chiếc bảng treo trên chốt cửa.

Gắn trên trần, dãy đèn tuýp nê-ông rọi sáng một bà luống tuổi tiến gần lại một đứa trẻ đặt nằm trong chiếc xe đẩy màu xám:

– Ô, thằng nhỏ đang cười này!

Một phụ nữ khác trẻ hơn – bà chủ cửa hiệu -, ngồi gần cửa sổ, đối diện quầy thu tiền, nơi chị đang tính toán sổ sách, liền bật dậy hỏi:

– Sao cơ, con trai tôi cười ấy à? Ồ, không, nó không cười đâu. Đó chắc là một vết hằn trên miệng đấy. Mà sao nó lại cười chứ?

Nói xong, chị quay lại với đống sổ sách trong khi bà khách luống tuổi đi vòng quanh chiếc xe trẻ có mui được kéo lên. Cây gậy chống tạo cho bà ta dáng vẻ già nua và bước đi chuệnh choạng. Từ cặp mắt sầu thảm chết chóc – đen tối và sợ sệt- qua lớp màng của bệnh đục thủy tinh thể của mình, bà cố nấn tới:

– Dẫu vậy, có thể nói nó đang cười thật mà.

– Điều ấy khiến tôi ngạc nhiên đấy, trong gia đình Tuvache này chưa từng có ai cười cả! người mẹ của đứa trẻ sơ sinh đáp lại nhưng vẫn ngoái qua quầy để kiểm tra.

Chị ngẩng đầu lên, duỗi dài cái cổ chim của mình ra và gọi với:

– Mishima à! Đến xem này!

Một nắp hầm trên sàn nhà mở ra hệt như một cái miệng và một cái đầu hói xuất hiện, hệt như một cái lưỡi, hỏi:

– Gì thế, có chuyện gì xảy ra vậy?

Mishima ra khỏi hầm, trên tay bê một bịch xi-măng, anh đặt nó trên nền đá hoa trong lúc vợ anh kể lể:

– Bà khách này cho rằng Alan đang cười.

– Em nói gì hả Luerèce?…

Phủi lớp bụi mỏng đậu trên tay áo, đến lượt mình, anh tiến lại gần đứa trẻ, ngắm nó hồi lâu với vẻ nghi ngờ trước khi buông lời chẩn đoán:

– Nó chắc là bị đau bụng đây. Khi bị đau, trên môi trẻ thường xuất hiện những nếp hằn như thế…, vừa giải thích anh vừa đưa hai bàn tay ra ngang trước mặt mình, tay này nằm trên tay kia. Đôi khi ta có thể nhầm với các nụ cười, nhưng thực tế không phải đâu, đó là nó đang nhăn mặt đấy.

Nói rồi anh luồn tay xuống dưới mui xe và lấy bà khách già làm chứng:

– Xem này, nếu tôi đẩy hai khóe mép nó về dưới cằm thì nó không cười. Nó cũng hờn dỗi hệt như các anh chị nó ngay khi chúng chào đời thôi.

Bà khách bảo:

– Buông nó ra đi.

Ông chủ hiệu thi hành ngay. Bà khách thốt lên:

– A, ông thấy rõ là nó đang cười kìa.

Mishima Tuvache nhỏm dậy, ưỡn thẳng người và nổi cáu:

– Thế bà, bà muốn gì hả?!

– Một sợi dây để treo cổ.

– Trần nhà cao chứ, nơi bà đang ở ấy? Bà không biết à? Đây, thì lấy cái này đi: hai mét chắc là đủ, anh tiếp tục nói và lôi ra từ một gian hàng một sợi dây gai. Chiếc nơ rút đã được thắt sẵn rồi! Bà chỉ còn mỗi việc chui đầu vào trong thôi.

Bà trung tuổi vừa trả tiền vừa quay về phía xe đẩy:

– Lòng nhẹ nhõm hẳn khi nhìn thấy một đứa trẻ cười.

– Vâng, vâng, đúng vậy! Mishima rên lên. Thôi nào, về đi. Ở đó hiện giờ bà có điều hay hơn để làm đấy, ở nhà bà ấy mà.

Bà khách luống tuổi và đang tuyệt vọng ra khỏi cửa hàng, sợi dây gai quấn quanh một bên vai, đi dưới một bầu trời buồn thảm. Ông chủ quay vào cửa hàng mình:

– Giời ạ, rảnh cả người! Mụ già này rắc rối quá. Nó có cười đâu cơ chứ.

Người mẹ vẫn đứng gần chiếc thùng gỗ treo chiếc xe trẻ, và nó đang tự lắc lư qua lại. Tiếng kèn kẹt của các lớp lò xo pha lẫn tiếng líu lo và những tiếng cười lanh lảnh tỏa ra từ bên trong xe. Đứng như trời trồng ở hai bên, cặp cha mẹ nhìn nhau hoảng hồn:

– Mẹ kiếp…