Rate this post

Các bạn nghĩ thế giới của chúng ta đang thay đổi như thế nào? Nếu như các bạn nghĩ “Thế giới càng ngày càng tồi tệ” thì có thể có thể các bạn sẽ phải suy nghĩ lại sau khi các bạn đọc xong cuốn sách “Factfulness” này.

“Factfulness” có nghĩa là “Thói quen nhìn thế giới bằng những con số thực tế”. Phần lớn chúng ta đều nghĩ chúng ta đang hiểu thế giới. Thế nhưng thực tế thì sao?

Cuốn sách bắt đầu bằng 13 câu hỏi liên quan đến dân số, tình trạng giàu nghèo và giáo dục của thế giới. Ngạc nhiên thay, qua kết quả khảo sát của chính tác giả, ngay cả khi ông hỏi những con người được cho là “có kiến thức” nhất trong xã hội thì phần đông trong số họ đều trả lời sai những câu này.

Vậy tại sao những kiến thức không chính xác đó lại đang ăn sâu vào bộ não của chúng ta đến như vậy? Đương nhiên, một phần trách nhiệm sẽ thuộc về phương tiện truyền thông, khi họ chỉ muốn “giật tít” sao cho bài của họ được nhiều người xem nhất. Tuy nhiên, lý do chính ở đây là những bản năng gây ra lầm tưởng của con người.

Factfulness không chỉ chỉ rõ cho người đọc những bản năng đó, cuốn sách còn đưa ra những gợi ý về cách tạo ra thói quen để khắc phục những bản năng này. Từ đó, chúng ta sẽ có một cách nhìn chính xác hơn về những sự vật ở quanh mình.

Giới thiệu về tác giả Hans Rosling của Factfulness

Gioi-thieu-ve-Hans-Rosling

Hans Rosling là một bác sĩ, một giáo sư y khoa nổi tiếng trên thế giới. Ngoài ra, ông còn là cố vấn cho Tổ chức y tế thế giới và Unicef, là người thành lập một nhóm bác sĩ không biên giới ở Thụy Điển và là nhà sáng lập của quỹ Gap Minder.

Hans Rosling cũng từng được mời để diễn thuyết trong chương trình TED. Ông cũng từng được tạp chị Times binh chọn là 1 trong 100 người có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Các bạn có thể xem bài diễn thuyết của Hans Rosling TẠI ĐÂY.

Ông đã mất vào năm 2017, và đây là cuốn sách cuối cùng của ông trước khi mất.

Nội dung chính của sách Factfulness

Mua sách tại Tiki Mua sách tại Fahasa Mua sách tại Shopee

Nhiều người chúng ta đang nghĩ rằng thế giới đang ngày một xấu đi, xã hội thì bị phân hóa, môi trường cũng ngày càng bị hủy hoại. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn thế giới bằng những con số thống kê thực tế, về cơ bản thế giới đang tốt lên rất nhiều.

Nguyên nhân khiến con người có những nhận thức sai lầm như vậy là do bản năng.

Bằng việc sử dụng những phương pháp được nêu trong sách, chúng ta sẽ nhận biết được những bản năng đó và sẽ có được cách nhìn chính xác hơn về mọi vật. Nhờ vậy, việc ra quyết định cũng sẽ trở nên tốt hơn, con người sẽ hiểu rõ mình đang sợ cái gì và mình cần phải hi vọng cái gì.

10 bản năng gây ảnh hưởng đến cách nhìn thế giới được nêu trong sách

  1. Bản năng chia cắt (Lầm tưởng thế giới đang bị chia cắt thành 2 thái cực hoàn toàn khác nhau)
  2. Bản năng tiêu cực (Lầm tưởng thế giới đang ngày càng xấu đi)
  3. Bản năng đường thẳng (Lầm tưởng dân số thế giới đang ngày càng tăng)
  4. Bản năng sợ hãi (Sợ hãi những sự vật, sự việc không thực sự nguy hiểm)
  5. Bản năng trầm trọng hóa (Lầm tưởng những con số trước mắt là quan trọng nhất)
  6. Bản năng tạo khuôn mẫu (Lầm tưởng 1 ví dụ sẽ đúng với tất cả)
  7. Bản năng số phận (Lầm tưởng tất cả mọi việc đều đã được quyết định từ truóc)
  8. Bản năng đơn giản hóa (Lầm tưởng có thể hiểu thế giới chỉ từ một góc nhìn)
  9. Bản năng tìm kiếm tội phạm (Lầm tưởng cứ đổ được trách nhiệm cho ai đó là mọi việc sẽ được giải quyết)
  10. Bản năng hấp tấp, thiếu kiên nhân (Lầm tưởng bây giờ không quyết định ngay sẽ phải hối hận trong tương lai)

Ví dụ về 2 bản năng của con người được nêu trong sách

Tiếp theo mình sẽ giới thiệu cụ thể cho các bạn về 2 bản năng 1 và 2 bên trên được nêu trong sách. Nhưng trước hết, các bạn hãy thử trả lời 1 trong 13 câu hỏi ở phần đầu cuốn sách dưới đây:

A: Tỷ lệ dân số được gọi là nghèo trên thế giới đã thay đổi như thế nào trong 20 năm qua?

Q: A Tăng lên gấp 2 lần

B Không thay đổi

C Giảm đi một nửa

Câu trả lời đúng là C. Tuy nhiên tỷ lệ trả lời đúng trên toàn thế giới chỉ là 7% (kết quả điều tra tại năm 2017, trên 12000 người đang sống ở 14 quốc gia khác nhau). Vậy, liệu việc chúng ta không trả lời đúng có phải vì chúng ta thiếu kiến thức không?

Tác giả là người hoạt động trong nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia. Ông đã hỏi câu hỏi này ở nhiều quốc gia, với nhiều tầng lớp người trong đó có cả những người đang làm công việc trực tiếp đến những vấn đề của thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ trả lời đúng đều là rất thấp.

Điều đặc biệt ở đây là với mỗi câu hỏi, chúng ta có 3 sự lựa chọn cho câu trả lời. Nếu người trả lời không có kiến thức, chỉ trả lời bừa thì tỷ lệ trả lời đúng phải là 33%. Đằng này, tỉ lệ trả lời đúng ở nhiều câu hỏi thấp dưới 10%. Điều này có nghĩa là chúng ta không chỉ đang không hiểu đúng mà còn đang có những nhận định sai lầm về thế giới.

Bản năng chia cắtLầm tưởng thế giới đang bị chia cắt thành 2 thái cực hoàn toàn khác nhau)

ban-nang-chia-cat

Theo tác giả, điều kiện sinh hoạt của những người dân trên thế giới có thể chia thành 4 level như sau:

Level 1: 1 ngày tiêu 2 USD, đi bộ để di chuyển (1 tỷ người)

Level 2: 1 ngày tiêu 4 USD, đi xe đạp để diu chuyển (3 tỷ người)

Level 3: 1 ngày tiêu 16 USD, đi xe máy để di chuyển (2 tỷ người)

Level 4: 1 ngày tiêu 32 USD, đi ô tô để di chuyển (1 tỷ người)

Nếu theo cách chia này, hiện nay thế giới có khoảng 1 tỷ người được gọi là nghèo. Những người từ level 2 trở lên đang chiếm khoảng 91% dân số trên thế giới, và những người này có thể nói đang dần dần mãn nguyện với cuộc sống của mình.

Hơn nữa, ở những quốc gia mà phần đông dân số đang ở level 1 thì tuổi thọ trung binh cũng đang là 62 tuổi, phần lớn những người này đang không gặp khó khăn về đồ ăn và đang được uống nước sạch. Trẻ em cũng được tiêm phòng Vacxin đầy đủ và đa số nữ giới cũng đã tốt nghiệp tiểu học.

Do đó, ngay cả khi chúng ta nhìn vào thu nhập hay chất lượng cuộc sống, thế giới của chúng ta đang không phải bị chia cắt giữa 2 tầng lớp “giàu” – “nghèo” mà nó đang đi theo từng mức từ thấp đến cao. Tuy nhiên, con người chúng ta thường có xu hướng suy nghĩ thế giới chỉ có 2 tầng lớp này.

Hans Rosling cho rằng, nguyên nhân gây ra vấn đề này chính là “Bản năng chia cắt” của con người.

Sẽ dễ dàng hơn cho con người khi họ phân biệt rõ ràng giữa tốt và xấu, thiện và ác, nước mình và nước ngoài,.. Chính bản năng này đã làm cho cách nhìn hiện nay của những con người trên thế giới bị sai lệch đi nhiều.

Chúng ta phải làm gì để hạn chế bản năng này?

Vậy phải làm thế nào để có thể tránh được cái “Bản năng chia cắt đó”? Tác giả khuyên chúng ta phải chú ý đến 3 điều sau:

(1)So sánh bằng những con số trung binh: Trung bình một thông tin rất quan trọng và chứa nhiều gợi ý giúp con người có thể hiểu về bản chất của sự vật hay sự việc nào đó. Tuy nhiên, khi sử dụng nó cũng phải hết sức chú ý vì những yếu tố phân phối đang chưa được thể hiện ra. Ví dụ trong 1 bài kiểm tra, điểm trung bình của học sinh nam là 526, trong đó điểm trung bình của học sinh nữ là 496. Trong trường hợp này chúng ta sẽ dễ đưa ra những kết luận kiểu như “Điểm của học sinh nam cao hơn học sinh nữ”. Nhưng nếu phân tích chi tiết, có thể số điểm của các học sinh nam và nữ không chênh lệch nhau, sự chênh lệch của 2 cá nhân điểm cao nhất đã làm ảnh hưởng đến con số trung bình này.

(2) Tránh so sánh những con số cực đại với cực tiểu: Theo nhiều thông tin trên báo chí, Brazil là nước có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo lớn nhất hiện nay. 10% dân số được gọi là giàu đó đang chiếm 41% thu nhập trên toàn quốc. Các phương tiện truyền thông cũng hay sử dụng những con số này để nói về những người nghèo ở Brazil. Tuy nhiên, trên thực tế đại đa số người dân Brazil đã thoát ra khỏi cuộc sống nghèo khổ, phần đông trong số họ đang sống ở mức Level 3. Họ có đủ tiền để mua xe máy, kính mắt và cho con đi học đến hết cấp 3. Những người được gọi là nghèo, không đủ tiền ăn, quần áo mặc gần như là không có.

(3) Không “nhìn từ trên xuống”: Phần lớn những bạn đang đọc bài biết này đều đang ở Level 3 hoặc 4 đúng không? Các bạn liệu có đang nghĩ những người ở level 1 đến level 2 đang có những cuộc sống thật vất vả hay không? Trên thực tế, những người đang sống ở level thấp hơn đang có cuộc sống không quá khổ cực như các bạn đang nghĩ.

Bản năng tiêu cựcLầm tưởng thế giới đang ngày càng xấu đi

Nếu bị hỏi thế giới của chúng ta đang như thế nào, các bạn sẽ chọn đáp án nào trong 3 đáp án sau:

A. Thế giới của chúng ta đang ngày càng tốt lên

B. Thế giới của chúng ta đang ngày càng xấu đi

C. Thế giới của chúng ta không xấu đi, cũng không tốt lên

Hans Rosling đã tiến hành khảo sát hơn 30 nước trên thế giới và nhận thấy rằng, hầu hết con người trên thế giới đều nghĩ rằng “Thế giới của chúng ta đang ngày càng xấu đi.” Tuy nhiên, thực tế thì sao? Bằng những tiến bộ “từng bước một”, chúng ta đang tạo nên những kì tích đáng khen ngợi.

Những người thật sự nghèo trên thế giới (level 1 – 1 ngày chi phí sinh hoạt dưới 2 USD) đã chiếm tới 29% dân số vào năm 1997, nhưng nó đã giảm xuống chỉ còn 9% vào năm 2017.

Hầu hết tất cả người dân trên thế giới đều đang sống ở mức trung binh, nghĩa là ở level 2 hoặc level 3. Level này tương đương với tiêu chuẩn ở Mỹ và Tây Âu những năm 1950.

Thêm 1 ví dụ khác, hãy xem tuổi thọ trung binh của dân số trên thế giới. Năm 1973, con số này là 60 tuổi. Hiện nay thì nó là khoảng 70 tuổi. Đương nhiên đây là con số trung binh, nghĩa là không phải chỉ ở những nước đang phát triển. Điều này có nghĩa là chỉ trong có 40 năm, tuổi thọ trung binh của con người trên thế giới đã tăng thêm hơn 10 tuổi.

Giống như vậy, những con số đã chỉ cho chúng ta thấy, thế giới đang ngày một tốt lên. Thế nhưng con người chúng ta lại luôn nghĩ rằng “Thế giới chúng ta đang ngày một xấu đi”. Lý do chúng ta suy nghĩ như vậy phần lớn tại vì “Bản năng tiêu cực” của con người

Chúng ta phải làm gì để hạn chế bản năng này?

Để có thể tránh được “Bản năng tiêu cực” đó, tác giả có cho chúng ta những lời khuyên như sau:

“Tồi tệ” và “Đang tốt dần lên” là 2 tình trạng đang tồn tại song song. Thế giới của chúng ta giống như những đứa trẻ sinh non vừa mới được bỏ máy trợ thở ra. Sau thời gian dùng máy trợ thở, đứa trẻ đó đã dần khỏe lại và “đang tốt dần lên”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải rất chú ý chăm sóc và có những biện pháp bảo vệ cần thiết.

Giống như vậy, thế giới của chúng ta cũng đang tốt dần lên. Tuy nhiên, chúng ta không nên vội mừng vì điều đó. Trong đầu chúng ta cần giữ được rõ ràng 2 tiêu chuẩn “tồi tệ” và “đang tốt dần lên”.

Mặt khác, những tin tức thời sự xấu luôn có xu hướng phát tán nhanh hơn. Và cũng có không ít những người đang sử dụng những thông tin tiêu cực đó để làm lợi cho chính mình. Các phương tiện truyền thông cũng vậy, sẽ rất khó cho họ nếu muốn thu hút người xem mà chỉ phát đi những thông tin trung lập.

Bản thân con người của chúng ta cũng vậy. Những thay đổi tốt đẹp sẽ khó động lại trong đầu chúng ta. Tuy nhiên, nếu nhìn những con số thống kê, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được những thay đổi tốt đẹp đó hơn. Những thông tin này chúng ta chỉ có được khi tự mình tìm kiếm. Tạm thời các bạn hãy nhớ rằng “Những thông tin tiêu cực luôn phát tán nhanh” và đừng quá thất vọng khi đọc được những thông tin thời sự hàng ngày.

Những người nghĩ rằng “Thế giới đang không có gì tốt đẹp cả” rồi cũng sẽ suy nghĩ “Mình có làm gì cũng vô ích”. Và những người này thường có xu hướng phủ định lại những chính sách hỗ trợ thế giới. Ảnh hưởng xấu nhất mà “bản năng tiêu cực” này có thể đem lại chính là làm con người mất đi hi vọng.

Tổng kết

Đương nhiên, Hans Rosling không hề nói rằng “Tất cả mọi thứ trên thế giới đều đang tốt lên. Chúng ta không phải lo lắng gì cả!” Ông đã đưa ra 5 vấn đề lớn nhất của thế giới hiện nay là: khủng hoảng tài chính, chiến tranh, sự nóng lên toàn cầu, những căn bệnh truyền nhiễm xuyên quốc gia và sự chênh lệch giàu nghèo.

Nói về vấn đề chênh lệch giàu nghèo, chúng ta vẫn còn những việc phải giải quyết trước mắt. Vẫn còn khoảng 1 tỷ người đang sống ở mức Level 1. Chúng ta hiểu rõ những người này đang cần những gì. Đó là hòa bình, giáo dục, y tế, điện, nước sạch, nhà vệ sinh, những dụng cụ tránh thai và những giải pháp tài chính. Nếu không sớm có những chính sách hợp lý hỗ trợ những người này, gia đình họ vẫn sẽ luôn đông con, từ đó cuộc sống cũng khó được cải thiện.

Cuối sách, tác giả có giới thiệu đến mật mã của thế giới. Đó là 「1・1・1・4」. Những con số này nghĩa là hiện nay có 1 tỷ người đang sống ở Châu Mỹ, 1 tỷ người đang sống ở Châu Âu, 1 tỷ người đang sống ở Châu Phi và 4 tỷ người đang sống ở Châu Á. Hãy nhớ con số này và đó sẽ là bước đầu tiên để các bạn hiểu đúng về thế giới.

Mình có làm thêm 1 video giới thiệu về nội dung của cuốn sách như ở dưới đây. Hi vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

Hiện nay thì sách cũng đã có bản dịch tiếng Việt với tên gọi “Sự thật về thế giới”.

Các bạn có thể mua sách tại Fahasa qua đường link sau:

Mua sách tại Tiki Mua sách tại Fahasa Mua sách tại Shopee