1.2/5 - (40 bình chọn)

‘Đúng việc’ nên là một cuốn sách mà mỗi người Việt Nam nên đọc và có nó trên đầu giường của mình.

Câu hỏi đầu tiên mà Giản Tư Trung đặt ra là “đâu là chân giá trị của mọi vấn đề?”, “đâu là những công việc quan trọng nhất mà con người cần phải làm?”. Đó là “Làm người”, “Làm dân” và “Làm việc”, trong 3 chương chính của cuốn sách, nội dung xoay quanh 3 chủ đề này. Ngoài ra ở chương thứ 4, Giản Tư Trung đặt vấn đề về câu chuyện “Làm giáo dục”. Bởi lẽ ai cũng hiểu rằng tầm quan trọng của giáo dục và tính ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục đến người, đến một quốc gia. Con người sẽ làm người, làm dân và làm việc ra sao đều là hệ quả của quá trình làm giáo dục mà người đó được thụ hưởng hay nhào nặn.

Phần làm người.

Câu hỏi đầu tiên Giản Tư Trung đặt ra là “Thế nào là làm người? Làm người là… làm gì? Câu hỏi cơ bản này từ trước đến nay hoàn toàn xa lạ với chính tôi. Bởi trong tiềm thức tôi luôn tư duy rằng từ khi sinh ra chúng ta đã là người rồi, đó là điều hiển nhiên còn gì mà phải thắc mắc nữa. Nếu bạn cũng có những suy nghĩ giống tôi thì phần này sẽ phần nào giúp bạn gợi mở, tìm được câu trả lời cho riêng mình.

Làm dân là làm gì? Từ khi sinh ra chúng ta đã là công dân của một nước, vậy chúng ta có quyền và nghĩa vũ gì? Khi lần đầu đọc ‘Khuyến học’ là lần đầu tiên tôi dành sự quan tâm của mình cho những khái niệm “dân chủ”, “ nhân quyền”, “tự do tư tưởng”, “chính quyền”,… Tuy vậy mọi khái niêm đều hết sức sơ khai. Ở phần làm dân này Giản Tư Trung tiếp tục gợi mở và giúp tôi có cái nhìn sâu hơn về những chủ đề “nhân quyền”, “dân quyền”, “pháp quyền”, “pháp trị”…

Tác giả đưa ra một góc nhìn rất mới, giúp tôi định nghĩa lại hết thảy những công việc trong xã hội hiện tại. Quản trị hay cai trị? Đầy tớ hay phụ mẫu? Doanh nhân, trọc phú hay con buôn? Trí thức hay trí nô? Sử gia hay sử nô? Nhà báo hay bồi bút? Nhà văn hay văn nô? Ca sĩ hay thợ hát? Diễn viên hay thợ diễn? Bác sỹ, công an?

Căn nguyên của những vấn đề trong xã hội hiện tại liên quan đến làm việc là bởi vì mọi giá trị đang bị đảo lộn. Mọi thứ cần được trả lại đúng chân giá trị của chính nó mà ở đây Giản Tư Trung gọi là ‘Đúng Việc’.

Câu hỏi hỏi đặt ra là làm giáo dục là làm gì? Nghề này dành cho một đối tượng cụ thể, hay dành cho tất cả mọi người?

Sản phẩm đầu ra của giáo dục là gì? Giáo dục nước nhà có thành công không?

Xã hội luôn luôn biến đổi, vì vậy đổi mới và cải cách giáo dục là điều mà mỗi quốc ra đã, đang và sẽ phải trải qua. Đặc biệt với Việt Nam, đổi mới giáo dục lại càng trở lên cấp thiết, khi mà hiện nay hệ thống giáo dục của nước ta có rất nhiều hạn chế. Nếu đem so với mặt bằng chung của thế giới thì nước ta thực sự tụt hậu. Cải cách, đổi mới giáo dục ở Việt Nam không phải vấn đề mới, bởi từ nhỏ tới nay tôi đã nghe nhiều đến vấn đề này. Nó đã được nói nhiều, bàn nhiều và làm nhiều. Tuy vậy, trải qua 12 năm trên ghế nhà trường và hiện vẫn đang học đại học tôi thực sự thấy lo lắng với nền giáo dục hiện tại và không hài lòng với cách làm giáo dục cũng như cách đổi mới của những người có trách nhiệm. Theo Trạm Sách, để có thể cái cách và đổi mới thì trước hết cần phải hiểu được căn nguyên của mọi vấn đề hiện tại và có tư duy đúng trong việc làm giáo dục.

Về phần này, Trạm Sách hoàn toàn đồng ý với những quan điểm của tác giả Giản về tư duy làm giáo dục. Thầy đưa ra ba vấn đề mấu chốt của việc đổi mới giáo dục. Số một trước hết là đổi mới triết lý giáo dục. Muốn làm đúng trước hết phải có tư duy đúng, triết lý đúng. Triết lý sai thì có đổi mới cả đời cũng không khá lên được.

Thứ hai là đổi mới về định chế. Thứ ba là đổi mới về vai trò của các chủ thế then chốt trong hệ thông giáo dục bao gồm vai trò của nhà trường, nhà giáo, nhà “mẹ” (gia đình), nhà nước và của người học.

Tải về máy của bạn

Tôi xin trích nguyên văn lời kết của tác giả Giản Tư Trung ở đây.

“Việc sống với những giá trị và giữ được đức tin của mình trong một xã hội bình thường đã khó như vậy, hãy thử tưởng tượng trong một xã hội mà cái sai đã tồn tại quá lâu đến mức trở thành cái phổ biến, và rồi cái phổ biến được đánh đồng thành cái đúng, thì việc “đi ngược gió” để bảo vệ lựa chọn của mình lại càng khó đến đâu?

Nên điều thực sự quan trọng không hẳn là những gì được viết trong các trang sách, mà là những gì sẽ xảy ra sau khi ta gấp sách lại. Quan trọng là thế, nhưng khổ một nỗi là cũng chẳng có mấy cuốn sách nói cho ta biết ta nên làm gì sau khi gấp sách lại. Âu cũng là điều dễ hiểu, vì làm sao có ai có thể sống thay đời ta, đấu tranh giùm ta cho những lựa chọn rất riêng của ta?

Dù vậy, tôi vẫn mong rằng đâu đó trong những trang sách này, bạn sẽ nhìn thấy câu chuyện của mình hoặc của những người quanh mình. Và câu chuyện nhỏ mang tên ‘Đúng việc’ này của tôi sẽ có có ích cho bạn.

Nhưng trên hết, tôi mong bạn sẽ đón nhận nó với niềm tin vào “chuyện tử tế”: Tin rằng, gieo nhân “lành” sẽ gặp quả “ngọt”, sống tốt thì những điều tốt đẹp sẽ đến với mình, nếu ta chăm chỉ, đàng hoàng và sống hết mình thì sẽ không bao giờ bị thiệt, nếu ta nỗ lực làm ra những điều tích cực thì đổi thay nhất định sẽ đến… Tin rằng, “Thay đổi đến từ TÔI”, chứ không quá trông chờ vào ai khác. Và quan trọng hơn nữa là, tin rằng, “Ta là sản phẩm của chính mình”; “hệ điều hành” mà ta chọn chính là “ông chủ” của đời ta, cũng là nhà lãnh đạo vĩ đại hay đấng tối cao của ta. Nếu ta tự do và biết tự lựa chọn cho đời mình một “hệ điều hành” tốt và sống đúng với “hệ điều hành” đó, sống đúng với con người của mình thì cuộc đời đó mới có thể có hạnh phúc đích thực.”

Đọc trực tuyến