Rate this post

Từ cuốn tiểu thuyết “Pride and Prejudice” (Kiêu hãnh và định kiến) nổi tiếng của nhà văn Anh Jane Austen và tác phẩm “Jane Eyre” của nhà văn nữ Charlotte Brontë, bài học đáng giá được nêu ra là: Đừng sợ hãi vì bạn không tìm ra được ngay câu trả lời. Kinh nghiệm sẽ là bài học quý giá dành cho bạn và bạn có thể tự mình tìm được hạnh phúc. Đừng dựa dẫm vào bất kỳ điều gì để tìm kiếm hạnh phúc hay một cuộc sống tốt đẹp, hãy lắng nghe lời trái tim mách bảo và tìm kiếm hạnh phúc cho mình.

1. JANE EYRE – LỜI MỞ ĐẦU

Tôi tìm thấy cuốn sách Jane Eyre trong một lần tình cờ vào thư viện để tìm các sách văn học châu Âu ở các thế kỉ trước. Thoạt đầu, tôi cứ mường tượng đây là một cuốn sách đơn thuần kể về tiểu sử của một cô Jane Eyre nào đấy, nhưng hiển nhiên, nếu chỉ kể đơn giản theo cách ấy thì cuốn sách đã không thể nào có giá trị vượt thời gian như vậy. Cuốn sách Jane Eyre là một bản tình ca ca ngợi một tình yêu trong sáng và thái độ của tác giả Charlotte Bronte đối với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong thời kì này.

  • Xem thêm: Dạy bé tập nói qua hình ảnh các con vật vui nhộn 😆 🙄

2. MỘT TUỔI THƠ BẤT HẠNH

Một đứa trẻ tội nghiệp ngay từ khi mới chào đời đã chưa thể nhớ nỗi khuôn mặt của bố mẹ, may thay được ông Reed, một người cậu tốt bụng giàu có của cô nhận nuôi. Nhưng số phận của Jane không muốn để cô có được một tuổi thơ hạnh phúc, cậu cô mất, sống cùng mợ và những đứa con hư đốn của mụ quả là nỗi ám ảnh mỗi khi viết về tuổi thơ của mình. Dù có cố gắng tỏ ra là một đứa con ngoan nhưng cô lại luôn bị gán là một đứa hư hỏng, dối trá và luôn muốn trả thù bà Reed. Thậm chí đến khi trút hơi thở cuối cùng bà cũng không thôi bỏ cái định kiến tiêu cực về đứa cháu ruột của mình.

Coi Jane không bằng một con chó (thật tình tôi cũng chưa từng thấy ai đối xử ngược đãi với cháu mình như vậy chỉ vì người chồng quá thương người chị ruột đã mất), bà không muốn nhìn thấy cô xuất hiện trong nhà để đem đến những điều xui xẻo nữa nên đã gửi cô đến một trường từ thiện Lowood. Thân là một trường từ thiện cho những đứa trẻ mồ côi nhưng nó không khác gì một trại giam do người đứng đầu, thành lập trường – Brocklehurst là một kẻ tham lam và keo kiệt. Cuộc sống ở đây lại khắc nghiệt không kém gì khi ở Gateshead: ăn uống thiếu thốn, bị đánh đập, dịch bệnh hoành hành,… Nhưng đổi lại, ngôi trường chính là nơi cô học được nhiều kiến thức về các lĩnh vực như lịch sử, văn học, địa lí… và từ đấy có thể tự bươn chải, kiếm sống, mở ra một cuộc đời mới.

  • Xem thêm: Những cuốn sách hay nhất mọi thời đại – Nên đọc một lần trong đời!

3. TÌNH YÊU TRONG SÁNG LÀ SỰ ĐỒNG ĐIỆU GIỮA HAI TÂM HỒN

Jane Eyre

Sau khi rời Lowood đến Thornfield làm gia sư qua sự tình cờ, có thể nói đây là thời khắc làm thay đổi cuộc đời Jane, cô không còn phải sống dưới sự hành hạ của bất cứ ai, cô được tự do. Và từ đây, cô đã gặp được mối tình đầu và cũng là mối tình duy nhất của cuộc đời mình, ông Rochester. Ông Rochester, một người đã trải đời rất nhiều, tuổi cũng đã ở bên kia sườn núi, nhưng ông vẫn luôn đi tìm một thứ tình yêu chân thành, một trái tim nồng nhiệt, đầy khát khao như Jane và vì không tìm được nên ông luôn cảm thấy chán nản bỏ nhà để đi đây đi đó để quên đi quá khứ tăm tối với người vợ bị điên, một cuộc hôn nhân do cha sắp đặt của mình.

Mặc dù, được viết từ hai thế kỷ trước, nhưng thông điệp tình yêu mà nữ nhà văn Charlotte Bronte muốn truyền tải dường như vẫn còn mới nguyên và thực tế với xã hội hiện đại ngày nay: Ngay cả khi trong tay bạn không có lấy một xu nào, ngoại hình cũng không có điểm nào ưa nhìn nhưng với một trái tim chân thành và trong sáng, bạn hoàn toàn có thể yêu và được một người thuộc tầng lớp thượng lưu yêu. Hay dù có mù lòa, tật nguyền, nhưng một tình yêu chân thành sẽ xóa bỏ đi những khuyết điểm đó. Ông Rochester lúc năn nỉ Jane ở lại với mình đã nói: “Tôi chỉ cần trái tim của em, hãy trao nó cho tôi đi, Jane”, một người đàn ông với địa vị và gia thế như vậy có thể cưới bất kỳ cô gái quý tộc nào nhưng ông chỉ khao khát có mỗi Jane, thậm chí ông như trở thành một đứa trẻ hay nũng nịu và cũng độc đoán.

Vậy nên trong cuộc sống ngày nay, chỉ có 5% những người đến với nhau vì yêu cái vẻ đẹp tâm hồn của người khác, 95% còn lại dù ít hay nhiều yêu nhau vì có lí do. Tôi rất thích một câu nói của Decao – một nhân vật của công chúng được rất nhiều bạn trẻ hiện nay theo dõi, khi được hỏi về lí do anh yêu Châu Bùi, anh trả lời: “Nếu tìm được lí do tôi đã không yêu Châu”.

Ngày nay, có hiện tượng yêu đương qua mạng, thậm chí chẳng cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu tính cách, sở thích của người kia, chỉ cần nhìn qua những bức hình “lung linh” được đăng tải trên MXH và qua vài câu nói bông đùa, thế là hẹn hò, yêu đương. Thật ra cũng dễ hiểu tại sao ngày càng có nhiều cặp đôi cưới chưa được bao lâu đã li dị, chia tay nhau, hay trên các trang báo ngày nay cũng đăng khá nhiều những tin như đánh ghen, trả thù… bằng những biện pháp rất dã man. Tôi tự hỏi, vậy lúc đầu người ta yêu nhau vì cái gì?

  • Xem thêm: ứng dụng học toán bằng tiếng anh Monkey math chuẩn Mỹ có tốt không?

4. TÔI TỰ DO, DO TỰ MÌNH

Những người phụ nữ Anh thời phong kiến đều có chung đặc điểm là phải xinh đẹp, giàu có thì mới mong có được một tấm chồng giàu có, lại còn “môn đăng hộ đối”, con gái thường sống theo chồng, hầu hạ người chồng, đọc các tác phẩm của Jane Austen bà cũng đề cập rất nhiều về việc này. Nhưng Jane Eyre lại hoàn toàn sống ngược lại với những cô gái thời ấy, mọi việc từ nhỏ đến lớn trong cuộc đời mình cô tự quyết định, cô không để ai có thể tự ý xen vào cuộc đời mình. Ngay cả trong lúc yêu ông Rochester, Jane vẫn tự chủ, không để mình bị cuốn theo những sở thích, tính cách độc đoán của ông. Cô là một người có cá tính mạnh mẽ, một cánh chim tự do trên bầu trời không để ai có thể bắt được, bởi cuộc đời và số phận mình là do mình làm chủ, MUỐN TỰ DO PHẢI DO TỰ MÌNH.

Jane biết mình không xinh đẹp, không thuộc kiểu người được những con người trong giới quý tộc yêu mến, nhưng cô vẫn luôn sống đúng với chính mình. Jane thuộc kiểu người của xã hội hiện đại, đơn giản, khao khát tự do, coi trọng vẻ đẹp bên trong hơn nhan sắc bề ngoài, không giống như các quý cô ăn diện lộng lẫy với cái đầu rỗng tuếch trong xã hội bấy giờ. Vậy nên, Jane nổi bật lên trong mắt ông Rochester, là người duy nhất khiến ông muốn có được, là người mà ông đã dành nửa cuộc đời để kiếm tìm.

Charlotte Bronte là người đi trước thời đại, cũng như Jane Austen hay một số nhà văn trong thời đại này, bà đưa ra những phê phán về định kiến dành cho phái nữ, thế giới quan của họ quá hẹp, họ luôn phải phụ thuộc vào ý kiến của người khác: bố, mẹ (bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy) hay từ những ông chồng, ngoài ra còn chịu sức ép về sắc đẹp và gia thế, những thứ mà bản thân chúng ta không thể tự mình quyết định hay lựa chọn từ khi sinh ra.

  • Xem thêm: 5 lưu ý ba mẹ không thể bỏ qua khi mua bàn học thông minh bsuc cho trẻ

5. LỜI KẾT

“Jane Eyre” không phải là cuốn sách viết về tiểu sử, càng không phải là cuốn sách chỉ viết về một cuộc tình lãng mạn. “Jane Eyre” là cuốn sách mang đến những thông điệp rất nhân văn. Cảm động từ nghị lực vượt lên số phận tới cảnh cuối của truyện về một cái kết thật đẹp: Jane Eyre vẫn quay về với ông Rochester, cô đi theo con tim mình, không tự lừa dối bản thân để về làm vợ một người mình hoàn toàn không có tình cảm – St. John. Với việc Jane tha thứ và để cô quay về bên ông Rochester là điều hoàn toàn hợp lí vì ông đã trả giá bằng hai đôi mắt, vậy không có lí do gì để không thể hưởng hạnh phúc lần nữa.

Nếu bạn đang phải sống trong một hoàn cảnh khó khăn, nếu bạn đang tìm một động lực để vươn lên, hay bạn đang muốn tưới mát tâm hồn mình bằng một câu chuyện tình yêu chân thực mà giản dị thì “Jane Eyre” của Charlotte Bronte là cuốn sách không thể thiếu trong mục “Want-to-read” hay trong kệ sách nhà bạn.

XEM GIÁ BÁN TẠI FAHASA