Rate this post

1.Mắt Biếc

Mắt biếc được tác giả Nguyễn Nhật Ánh sáng tác vào năm 1990. 30 năm sau, câu chuyện ngây thơ tình si ngày nào của Ngạn và Hà Lan cuối cùng đã được lên màn ảnh rộng.

Viết về Mắt biếc là viết về những mối tình si. Không chỉ một mà tới 3 câu chuyện tình. Và chỉ một trong số đó được cái kết có hậu.

Câu chuyện mở đầu với tuổi thơ của Ngạn, một cậu bé thuộc trường phái cổ điển và cô gái hơi hướng hiện đại Hà Lan. Hai người bên nhau từ thời cởi truồng tắm mưa, những ngày tiểu học giành cái trống trường, cho đến những tháng ngày lặng lẽ làm đôi bạn cùng tiến, và nổi giông bão ở cái thời điểm Hà Lan lên thành phố học hành.

Xem thêm: Review sách Thép đã tôi thế đấy – Nikolai A.Ostrovsky

2.Trại hoa vàng
Văn phong tự nhiên, mộc mạc, “Trại Hoa Vàng” xoay quanh Chuẩn – cậu bạn yêu hoa, biếng học cùng những suy nghĩ, ước mong thầm kín, những tình huống “dở khóc dở cười”.
Nhà nghèo, vào lớp mười với chiếc quần của mẹ, ngay từ đầu năm, Chuẩn đã “nổi tiếng”. Song,”trong họa có phúc”, cũng “nhờ” cái “tam giác Béc-mu-đa” ấy, Chuẩn biết, cảm mến Cẩm Phô, rồi chăm chỉ, cố gắng học hành, trưởng thành hơn…
Đời thay đổi khi ta thay đổi, cha vẫn luôn yêu thương chúng ta dù cách thể hiện tình yêu của cha không giống mẹ – là những gì mình rút ra ở “Trại Hoa Vàng” sau những tràng cười “đau bụng”, sau những xốn xang, bùi ngùi!
Đánh giá: 7.75/10

3. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Duyên dáng, xúc động xen lẫn hài hước, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là tập truyện dài miêu tả sự nghịch ngợm, láu lỉnh, ước mơ và cả tâm tư của “biệt đội siêu đáng yêu” cu Mùi, Hải cò, con Tủn, con Tí sún.
Ở đó, chúng ta được cười, được tham gia tìm kho báu, đặt tên khác cho đồ vật, nuôi chó hoang, “xét xử” người lớn…để rồi thảng thốt, tiếc nuối, rơm rớm nước mắt…Bởi giờ đây, hình như chúng ta đã đi quá xa “sân ga tuổi nhỏ”. Ta muốn quay về nhưng “Biết làm sao! Vé hết, biết làm sao!” và ” Đường tới tuổi thơ còn biết hỏi nơi nào?”. Hu hu!
Đánh giá: 8.5/10

4. Cảm ơn người lớn
Mộc mạc, giản dị mà vẫn khiến người đọc rung động, thích thú, “Cảm ơn người lớn” chính là phần tiếp theo của “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.Tuy nhiên, ở “Cảm ơn người lớn”, ngoài cu Mùi, Hải cò, con Tủn, con Tí sún, tập truyện còn có sự xuất hiện của con Lý, thằng Hiệp còi, ông Hiên, anh Sỏi, bà Ngát, chị Chiêu, ba mẹ con Lý…để bức tranh tuổi thơ của bốn bạn nhỏ được mở rộng, phong phú hơn!
Vâng! Đâu phải ai cũng may mắn có tuổi thơ tươi đẹp. Đâu phải đứa trẻ nào cũng có thể làm tất cả những điều mình thích. Và đâu phải người lớn nào cũng hiểu trẻ con (dù họ cũng từng là trẻ con) cơ mà…thôi thì như chú Ánh đã viết “Người lớn kỳ dị, nhưng đôi khi vì họ phải nuôi trong lòng những nỗi niềm riêng như nuôi một gánh nặng…Và trẻ con cũng nên khoan dung với họ một chút.”, các bạn ạ!Đánh giá: 8/10

5. Người Quảng đi ăn mì quảng
“Người Quảng đi ăn mì quảng” là tập hợp những mẩu chuyện tưởng nhỏ nhưng không nhỏ, tưởng bình thường mà sâu sắc, tưởng thân thuộc lại giúp ta suy ngẫm, chiêm nghiệm rất nhiều điều. (Từ chuyện tờ lịch, cái quạt Cophaco, chuyện Worldcup hay chuyện đọc sách, chuyện miền Tây, “bắt chước” thần tượng…).
Song, cái đáng nói ở đây, chính là dù viết từ đầu những năm 1990 – 2005 và mang hơi hướm thời sự, các mẩu chuyện của chú vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn khiến những độc giả nhỏ tuổi như mình cảm được và thấy thích thú. (Một số truyện trong “Người Quảng đi ăn mì quảng” có từ hồi mình chưa sinh ra cơ! 


Trước giờ toàn đọc truyện dài, nay bước qua tản văn, mình thật sự bị chú cuốn hút, mọi người ạ! Yêu lắm giọng văn dí dỏm, khoan hoà nhưng vẫn khiến ai đó “nhồn nhột” đậm chất Nguyễn Nhật Ánh ấy! Hi hi!
Đánh giá: 8.25/10