Rate this post

Sachvui.vn Review Audio

noi tinh cua ngoai tinh Nội tình của ngoại tình

Chúng ta đều là kẻ ngoại tình?

Đây là cuốn sách mình đang đọc: Nội tình của ngoại tình (The state of Affairs: Rethinking Infidelity, tác giả Esther Perel) Cách đặt tựa sách khiến mình nghĩ chắc chắn chuyện ngoại tình luôn ẩn chứa nội tình gì đó khó hoặc rất khó giải thích xoay quanh ba người: người phản bội, người bị phản bội và người thứ ba.Mình đã thắc mắc tại sao tác giả chỉ gọi là “người thứ ba” thay vì “kẻ phá bĩnh” hay tệ hơn là “thằng/con đ*”?Hóa ra, ngoại tình không đơn giản như mình nghĩ và người thứ ba đôi khi đã cứu vãn mối quan hệ của người phản bội và bị phản bội (phá nát thì không có gì để nói rồi )

Xem thêm: Khi còn trẻ nhất định phải đọc 3 cuốn sách này

Trước khi nhập nhằng vào cuộc, bạn có từng nghĩ ngoại tình là những việc sau đây không?

•Một trong hai người nhắn tin tâm sự với người khác (có thể là bạn thân, đồng nghiệp hay người lạ mới quen).

• Một trong hai người đảo mắt vào bờ mông, cặp ngực người khác khi ra đường.

• Một trong hai người xem phim người lớn khi người còn lại không có mặt ở thời điểm đó.

• Một trong hai người có suy nghĩ đen tối khi đi chung hoặc xem hình người khác.

• Một trong hai người còn vương vấn tình cảm, lưu giữ hình ảnh của người yêu cũ.

Nếu ai trả lời là không hoặc không đủ/không đúng/không phải thì sai rồi nhé. Tất cả những hành động trên đều là ngoại tình, chỉ có điều là chúng thuộc “ngoại tình cảm xúc” thôi.Những điều trên có thể mình và bạn đều mắc phải, ngoài việc giường chiếu hẳn hòi thì mới gọi là ngoại tình. Mình sẽ đi từng chương để mấy bạn mở mang tầm mắt (nếu chưa đọc hoặc biết sơ sơ) nhưng chắc chắn mình sẽ không ghi tường tận từng dòng, từng chữ đâu nha

Đọc thêm: Đàn bà xấu là thất bại của thời đại

Chương 1: Cuộc đối thoại mới về hôn nhân và ngoại tìnhMình xác nhận là ngoại tình xảy ra ở mọi lúc và luôn dính dáng đến hôn nhân. “Nên bênh vực hay phản đối chuyện ngoại tình?

Đây là một câu hỏi khó nếu chúng ta không biết dung hòa giữa lý trí và cảm xúc. Chuyện tình yêu vốn dĩ phức tạp đến nỗi không thể phân định rạch ròi tốt – xấu, đúng – sai thì chuyện ngoại tình làm sao có thể?

Gần như không có ai dám công khai thừa nhận mình đã bị phản bội, đặc biệt là từng ngoại tình. Tốt khoe xấu che mà, ai lại đời vạch áo cho người xem lưng cơ chứ. Ngoại tình là câu chuyện có trải nghiệm khác biệt của hai hoặc nhiều người trong suy nghĩ và cảm xúc. Nếu bộp chộp quy tội thì kết cục tổng thể sẽ như thế nào?

Ngoại tình dạy ta nhiều điều về các mối quan hệ. Hãy thử trả lời hai câu hỏi mình chọn lọc như sau: Câu dài nhất: Có phải một vụ ngoại tình luôn là biểu hiện của sự ích kỷ, yếu lòng hay là trong một số trường hợp nó hoàn toàn có thể được thấu hiểu, chấp nhận và thậm chí còn được xem là một hành động can đảm, dũng cảm?

Câu ngắn nhất: Chung thủy là gì?

Chuyện ly dị từng có lúc phải hứng chịu dè bỉu, ô nhục. Nhưng ngày nay, chọn ở lại khi ta hoàn toàn có thể rời đi chính là nỗi ô nhục mới.Đôi lúc ly hôn vì ngoại tình là chuyện tốt cho hai bên dù rất đau khổ, nhưng liệu đó có là điều đúng đắn nhất? Chúng ta cố phủ nhận những gì đã có với nhau, đốt ảnh cưới, cắt đứt liên lạc, con cái nay ở nhà mẹ, mai ở nhà bố.

Chính việc phán xét nặng nề và hà khắc chuyện ngoại tình đã khiến ta không thể hiểu sâu sắc, đồng thời đánh mất hy vọng và khả năng tự chữa lành cho mình hoặc cả hai người trong cuộc.

Chương 2: Định nghĩa về ngoại tìnhNgoại tình không có định nghĩa cố định, đặc biệt thời đại số còn khiến việc định nghĩa trở nên nhọc nhằn hơn. Xem phim khiêu dâm, dùng ứng dụng hẹn hò, còn liên lạc với người cũ… liệu có phải là lừa dối không?

Bản thân chúng ta luôn đầy mâu thuẫn. Dẫu hầu hết mọi người sẽ phê bình hành động ngoại tình là sai trái, nhưng khi chính ta vây vào mối quan hệ bất chính thì thế nào ta cũng sẽ… giấu giếm!

Xem thêm: 4 Cuốn sách lược sử tiêu biểu của nhân loại

Câu hỏi hay: “Nếu bạn biết bạn sẽ không bao giờ bị phát hiện thì bạn có ngoại tình không?

Ví dụ nguyên văn: “Cô Violet luôn cho rằng mình khá thoáng về chuyện xem phim khiêu dâm. Khi cô vào phòng làm việc của anh Jared và thấy anh đang xem một cô nàng tóc vàng đang rên rỉ trên màn hình, cô chỉ tròn xoe mắt, nói đùa rằng anh ấy cần tìm một thú vui khác. Nhưng khi cô gái trên màn hình cất tiếng gọi: “Anh đi đâu đấy Jared? Anh đã ra rồi sao?”, cô Violet điếng người nhận ra anh chàng này đang gọi video call trên ứng dụng Skype chứ không phải đang… xem phim.” (mình đã bật cười khi đọc đoạn này)

Khả năng xảy ra chuyện léng phéng trong thế giới phẳng ngày nay là vô tận. Nhờ Internet, ta có thể ngoại tình online, chẳng buồn hôn hít hay âu yếm trực tiếp thì mới gọi là ngoại tình.Chẳng ai tí tửng thổ lộ rằng “Tôi đã ngoại tình” vì chỉ cần ta bắt gặp cảnh giường chiếu của người này với người kia hay đọc những tin nhắn mùi mẫn qua lại nhiều năm trời tức chuyện ngoại tình đã rõ mười mươi.Mỗi cặp đôi cần tự định nghĩa lấy những khái niệm “phản bội”, “ngoại tình”, “chung thủy” cho riêng mình. Đương nhiên, cả hai cần nên vạch rõ bản “giao ước” ngầm hiểu, bởi trong đầu người này vẽ con hươu còn trong đầu người kia lại vẽ con bò.Mình đã tìm thấy góc nhìn mới về ngoại tình, gồm 3 yếu tố: giấu giếm, có phản ứng tình dục và vương vấn tình cảm.Đây không phải là 3 tiêu chí cứng nhắc để đánh giá đạo đức của một người, mà chỉ là một lăng kính 3 mặt sắc nét để chiêm nghiệm rõ ràng về bản thân.

1. Giấu giếm là đặc điểm cơ bản nhất vì chuyện ngoại tình thường diễn ra trong bóng tối và người trong cuộc rất sợ bị phát giác.Một số người sẽ tan nát cõi lòng khi biết vấn đề không phải đối phương đã lừa dối mình mà là người đó đã nói dối rằng họ không hề lừa dối

(Ơ, mình tâm đắc câu này lắm!)Nói đến ngoại tình là phải nói đến các bí mật. Thế còn sự riêng tư cá nhân thì sao? Đâu là ranh giới giữa riêng tư và bí mật? Chả lẽ suốt ngày rình mò người kia để ngăn họ ngoại tình?

2. Có phản ứng tình dục (thay vì dùng “giao cấu”) bao gồm sự thấu hiểu rộng về tâm trí, thể xác và năng lượng ái tình.

Marcel Proust có nói, năng lực tình dục mạnh mẽ đến độ chỉ cần tưởng tượng đến việc ta hôn ai đó cũng có thể cảm thấy hưng phấn, say đắm y hệt việc làm tình thật sự trong nhiều giờ. Nghĩa là chính “óc phiêu lưu” của chúng ta mới là cái chịu trách nhiệm về tình yêu chứ không phải đối phương.Vì thế, khi “bị” hỏi han đến hành vi mờ ám, vẫn có nhiều người “hoạt ngôn” biện minh cực kỳ khéo léo để tách bạch quan hệ tình dục ra khỏi cảm xúc tình dục đích thực kiểu: “Đấy không phải là quan hệ tình dục vì…”

• “… rõ ràng đâu có ai đến đâu”

• “… người đó thuộc về giới tính mà anh/em thường sẽ không quan hệ”

• “… không có ai nhìn thấy”

• “… anh/em không chắc còn nhớ rõ mọi việc”

Có thể bạn quan tâm: Top 3 Cuốn Sách Dẫn Tới Thành Công

Tất cả biến thể này đều dễ thấy trong đời sống thực tế. Vậy tình dục ảo và thực tế ảo thì sao? Do ta đang thả lỏng trí tưởng tượng hay thật sự đang phản bội khi ngắm cơ thể trần truồng trên màn hình?

3. Sự vấn vương tình cảm gắn liền với cảm xúc ở cấp độ khác nhau.Liệu quan hệ xác thịt chỉ đơn giản là quan hệ xác thịt? Một cuộc làm tình ngẫu nhiên có thể không dính dáng cảm xúc gì, nhưng một khi xảy ra thì nó sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn ta tưởng. Câu nói quen thuộc hay nghe: “Giữa tụi anh/em chẳng có gì xảy ra cả.”Mỗi người có sự nhạy cảm riêng. Một số người mặc nhiên để người kia có tình ý với người khác, miễn là chung thủy với mình trong chuyện chăn gối. Số khác lại không quá xem trọng chuyện quan hệ xác thịt, miễn là đừng vấn vương nhớ thương ai đó. Hoặc cũng có thể là cả hai.

Khái niệm mới nghe: ngoại tình cảm xúc.Nghĩa là “ngoại tình tư tưởng”. Một mặt, ngoại tình giúp dục tình tràn trề mà không cần làm tình theo nghĩa đen; mặt khác, ngoại tình làm cạn kiệt cảm xúc của mối quan hệ chính thức.Ví dụ, ông chồng trò chuyện say sưa với “bạn mới” hoặc đồng nghiệp mà không thèm đếm xỉa đến tâm tư tình cảm của vợ tức là ổng đang tìm cách giải tỏa nhu cầu và cảm xúc không được thỏa mãn trong cuộc sống hôn nhân của mình, nhưng khổ nổi bà vợ không nghĩ thế và cho rằng ổng có dính líu đến ham muốn tình dục, mặc dù chỉ trong tư tưởng.

Nội tình của ngoại tình không hẳn là một quyển sách chỉ nói về sự phản bội trong tình cảm. Một mối quan hệ bất chính dạy chúng ta rất nhiều thứ về hôn nhân – những gì chúng ta kỳ vọng, những gì chúng ta mong muốn, những gì chúng cảm thấy mình xứng đáng phải có. Các mối quan hệ bất chính đưa ra một khung cửa độc nhất để nhìn vào thái độ cá nhân lẫn thái độ văn hóa mà chúng ta có về tình yêu, dục vọng và cam kết tình cảm. Thông qua việc xem xét và đánh giá tình yêu vụng trộm dưới nhiều góc độ khác nhau, tôi mong các bạn độc giả cùng tham gia khám phá về các mối quan hệ hiện đại trong rất nhiều biến thể khác nhau của nó với sự chân thành, sáng suốt và cả tranh cãi.

Xem thêm: Những cuốn tiểu thuyết “ngược” giúp “rửa mắt” dịp thất tịch

Ngày nay một cuộc đối thoại về các mối quan hệ bất chính dễ mang tính chia cắt, phán xét, và có lối suy nghĩ thiển cận. Xét dưới góc một nền văn hóa, chúng ta chưa khi nào cởi mở về tình dục hơn ngày nay, nhưng sự bội bạc vẫn còn chìm khuất đằng sau một đám mây của sự hổ thẹn và giấu giếm. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ giúp xua đi sự im lặng ấy và mở ra một lối suy nghĩ và diễn đạt mới mẻ cho một trong những điều xưa cổ nhất trong cuộc sống của con người. Rất nhiều người đã viết ra cách ngăn ngừa và chữa lành sau khi sự đã xảy ra; nhưng ít ai viết về ý nghĩa và động cơ của các mối quan hệ bất chính. Càng ít hơn nữa những người nói về những điều mà chúng ta có thể học được từ các mối quan hệ và làm thế nào để kiến thức ấy có thể biến đổi và hoàn thiện các mối quan hệ của chúng ta.

Trong quá trình hành nghề tâm lý trị liệu của mình, suốt sáu năm qua tôi vẫn luôn tập trung vào những cặp đang giải quyết việc bị phản bội. Thông qua họ, tôi đã đo lường những tầng sâu của chủ đề này. Vì đã gặp mặt họ khi đi cùng với nhau hoặc khi đi một mình, tôi đã thu được một cái nhìn khác lạ về trải nghiệm của người lầm lạc, chứ không chỉ niềm đau của người bị phản bội.

Các mối quan hệ ngoài luồng thì luôn bí mật, và quyển sách này chứa nhiều bí mật.

– Esther Perel