Rate this post

Sau khi đọc Những người đẹp say ngủ, tôi ngỡ ngàng nhận ra đã rất lâu rồi mình không tìm đến sự rung cảm của cái đẹp trong văn chương. Với âm vang day dứt của Những người đẹp say ngủ vì cái kết như lửng lơ chưa toàn vẹn, tôi tìm đến Đẹp và buồn. Không như Những người đẹp say ngủ, Đẹp và buồn là một vòng tròn khép kín và luẩn quẩn của những mối quan hệ với số nhân vật ít đến ngột ngạt, là kết thúc như giọt nước đơn độc rơi chạm mặt hồ để tỏa ra vô số vòng tròn xao động xung quanh. Cuốn sách được đúc kết lại đúng như cái tên của nó: đẹp và buồn.

Review Mười chín ngày – Quân Ước


Cuốn sách mở đầu bằng một chuyến đi: Oki ngồi trên tàu tới Kyoto vào đêm 29 Tết để nghe tiếng chuông chùa tất niên. Thường hàng năm, ông chỉ nghe chuông chùa qua radio, nhưng năm nay ông muốn tự mình tới tận nơi để nghe trực tiếp tiếng chuông chùa. Hẳn nhiên đó không phải toàn bộ lí do, chuyến đi này của ông còn mang một mục đích khác, đó là tìm gặp Okoto – cô gái ông đã từng yêu và có lẽ đến bây giờ, tình yêu ấy vẫn chưa phai nhạt.

Dẹp và buồn Đẹp và buồn - Kawabata Yasunari


Hơn 20 năm trước, Okoto và Oki thấy mình ở trong một mối tình ngang trái: Oki đã có vợ con và đã hơn 30, trong khi Okoto mới chỉ là một cô bé 16 tuổi. Cuộc tình ấy kết thúc khi Otoko đẻ non, cô mất đi đứa con và phải vào viện tâm thần một thời gian khi mới 17 tuổi. Oki lấy cô gái làm nguyên mẫu để viết nên cuốn tiểu thuyết Cô gái mười sáu. Cuốn sách ấy khiến vợ của Oki căng thẳng và trầm cảm đến mức sảy thai, tuy nhiên lại được giới phê bình đánh giá rất cao và trở thành điểm sáng trong sự nghiệp văn chương của nhà văn, để mãi đến 20 năm sau vẫn có người tìm đến nó.

Cuốn sách hiển hiện như một lời nguyền giáng xuống ba người trong tam giác tình yêu, rằng người ta có thể tạm chôn sự việc năm xưa xuống nhưng không thể dập tắt sức sống nó mang trong mình, và nó sẵn sàng bùng lên như ngọn lửa vào bất cứ khi nào, để trách cứ, trả thù những kẻ đã vùi nó vào quá khứ.
Chuyến thăm người xưa sau hai mươi năm không gặp tưởng chừng như sẽ trôi đi trong hồi tưởng ngọt ngào và êm đềm, nhưng lại dần rẽ sang một con đường rắc rối khi Okoto đưa theo cô học trò Keiko của mình. Đem lòng yêu cô giáo sâu đậm, Keiko lên kế hoạch quyết tâm trả thù cho cô giáo bằng cách quyến rũ cả Oki lẫn con trai ông – Taichiro.

Hình ảnh người phụ nữ trung tâm trong tác phẩm Đẹp và buồn của Kawabata Yasunari đều là những cô gái trẻ trong trắng và thanh khiết, khi mà những đường nét tròn trịa của cánh tay hay cần cổ chưa bị tàn phá bởi thời gian, như khẳng định tính thẩm mỹ và quan niệm về cái đẹp của tác giả. Còn những người đàn ông là những người theo đuổi cái đẹp, như lão Eguchi trong Những người đẹp say ngủ tìm đến những người con gái trẻ đẹp mềm mại bị đánh thuốc mê, hay Oki mê mẩn Okoto với vẻ đẹp thanh khiết của tuổi 16 và Keiko với vẻ đẹp như yêu ma.
Không chỉ đẹp ở con người, phông nền thiên nhiên mà tác giả vẽ ra cũng mang một vẻ đẹp tĩnh lặng và yên ả đến siêu thực. Qua ngòi bút của tác giả, cố đô Kyoto hiện lên thanh tĩnh như đang trầm mặc nhìn xuống những dòng chảy ngầm của những số phận phù du bên dưới nó và những sự nuối tiếc về quá khứ không toàn vẹn.

[Review sách] Đừng bao giờ đi ăn một mình (Never eat alone)

Trong sân chùa Rêu, trong thảm rêu dầm mưa khiến màu xanh càng thêm rực rỡ, những bông tiên nữ tròn trắng nhỏ đó đây rải rác, giữa sắc trắng trên nền xanh ấy đỏ thắm một đóa trà duy nhất rụng. Bông trà còn nguyên hình dạng tròn trịa, ngửa lên trời, như từ rêu nở ra. Còn chùa Ryoan, đá trong vườn ướt mưa, mỗi hòn lóng lánh một cách.

Như cái tên chỉ ra, dưới cái đẹp hiển hiện trong cuốn sách là tầng tầng lớp lớp những nỗi buồn, nỗi buồn của sự chia ly, của ghen tuông và của sự tủi phận. Điều này làm tôi tự hỏi bản thân, liệu có phải nỗi buồn làm nên cái đẹp? Cớ gì mà những người con gái đẹp trong văn chương đều mang nỗi buồn trong ánh mắt? Hay tự bản thân nỗi buồn đã là một điều đẹp đẽ, và giống như phù sa bồi đắp cho bến bãi, nỗi buồn bồi đắp vào chiều sâu trong tâm hồn con người?