Rate this post

“ Ai cũng muốn biết liệu có con đường nào khác dẫn đến một cuộc sống thành công hay không ngoài con đường mà hầu hết chúng ta đều được gợi ý : Tốt nghiệp trung học, đi học đại học và tìm một công việc. Nếu trường đại học trải qua vô số con đường lớn lao, vậy thế hệ trẻ có thể đi theo những con đường mới nào để chuẩn bị cho sự nghiệp và tìm được những công việc quan trọng đầu tiên trong cuộc đời? Rất ít người thích thú với việc ngồi trong lớp lắng nghe giáo viên giảng bài một cách đều đều suốt vài giờ đồng hồ. Chúng ta thích học hỏi bằng cách làm thực tế. Khi chúng ta còn bé, cha mẹ không dạy chúng ta việc cầm thìa đũa bằng cách trình chiếu một bài giảng Power Point. “

Xem thêm: 30 bài học đúc kết từ “Muôn kiếp nhân sinh 2”

Những ngã rẽ nghề nghiệp JEFFREY J.SELINGO Review Những ngã rẽ nghề nghiệp - JEFFREY J.SELINGO

Đó là lý do vì sao mà trong hàng ngàn cuốn sách trên chiếc kệ sách sáng loáng của Tiến Thọ, tôi quyết định chọn “ Những ngã rẽ nghề nghiệp “ để đặt tâm trí mình vào nó – tại thời điểm tôi đang chông chênh giữa cái tuổi chớm trưởng thành. Độ tuổi 20s – cái độ tuổi chớm trưởng thành như tôi và tất cả chúng ta – là giai đoạn cuộc đời trở nên hoang mang và chông chênh nhất. Dù ở bất cứ vị trí nào, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ ai ở thời điểm này đều sẽ có lúc cảm thấy không biết hướng đi của mình là gì, và không biết mình sẽ lựa chọn ra sao. Nhưng chính trong giai đoạn này, “ những hướng đi khác nhau đều khả thi, khi tương lai gần như chưa quyết định một cách chắc chắn, khi phạm vi khám phá độc lập của những người khả năng trong cuộc sống đối với hầu hết mọi người lớn hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời.” J.J.Arnett – Giáo sư tâm lý học ở Đại học Missouri.
J.J. Selingo với “ Những ngã rẽ nghề nghiệp “ đưa tới cho chúng ta những khái niệm mới toanh về ba con đường dẫn tới sự nghiệp của sinh viên để giúp sinh viên định hình được con đường hiện tại của bản thân và từ đó cải thiện mình để có lợi thế cạnh tranh hơn trên con đường tuyển dụng:

Ba con đường dẫn đến sự nghiệp :
Người chạy nước rút – Sự đầu tư vào vốn con người được đền đáp:
Theo bản tính tự nhiên của mình, những người chạy nước rút nhanh chóng bắt đầu ngay khi bước ra khỏi cổng trường đại học. Một số người có những công việc hoàn hảo đang xếp hàng chờ, và một số khác tập trung vào mục đích của họ, chuyển qua các công việc khác nhau để leo lên những nấc thang trong sự nghiệp. Nhưng không chỉ có tốc độ định nghĩa về nhóm người này. Một số người chậm nhưng có phương pháp, lắp ráp từng mảnh để tạo nên một sự nghiệp thành công sớm, hầu hết bằng việc đi học đại học hoặc một trường đào tạo chuyên nghiệp và đầu tư nhiều hơn vào vốn con người trước khi tham gia thị trường lao động. Những người khác tích lũy kinh nghiệm phù hợp qua các chương trình thực tập hoặc sau đại học, những điều tạo nên điểm sáng trong bản lý lịch để họ có thể sẵn sàng nắm lấy cơ hội khi nó xuất hiện.

Đọc thêm: Review Xây Dựng Để Trường Tồn

Người đi lang thang – Những bước đi cà nhắc tới sự nghiệp:
Những người đi lang thang thường là những người không chắc chắn về việc mình muốn làm gì trong cuộc đời ở độ tuổi 18. Vì thế mà họ để mặc bản thân cho cha mẹ và chuyên gia tư vấn định hướng, kỳ vọng rằng sẽ xây dựng nên con người trưởng thành của mình ở đó. Việc đầu tiên mà họ thường làm sẽ là học một trường đại học nào đó, tìm một chương trình thực tập, tham gia các khóa học và hoàn thành theo đúng thứ tự để tốt nghiệp đúng kỳ hạn. Tuy nhiên, những người đi lang thang thường không bắt kịp tốc độ này và trở nên mông lung trước những lựa chọn của mình, do đó mà con người họ chọn để đến nơi họ muốn trong cuộc đời sẽ loanh quanh đến mức họ khó có thể kiểm soát được.

Người không đi theo hàng lối – Đang lướt qua tuổi 20 của họ:

Những người không đi theo hàng lối cần nhiều thời gian hơn để tìm ra con đường sự nghiệp của mình vì nhiều người trong số họ phải vật lộn để tìm ra những lựa chọn khả thi sau tốt nghiệp trung học để trưởng thành và khám phá sự nghiệp, hơn là việc chỉ đi học đại học. Và nếu đi học đại học, hầu hết họ phải vật lộn để hoàn thành, thậm chí rất nhiều người không hoàn thành được. Trong một cuốn khảo sát của J.J. Selingo, khoảng 1/3 những người trong độ tuổi 20 là Những người không đi theo hàng lối và họ là những người chậm chạp nhất trong ba nhóm người.

Dù các sinh viên khi đứng trước con đường sự nghiệp nằm trong nhóm người nào thì họ cũng đều đang đối mặt với một thực tế rằng, họ đã được lập trình đi theo một con đường sự nghiệp như tôi đã đề cập đến ở đầu bài post : “Tốt nghiệp trung học, đi học đại học và tìm một công việc. “ trong khi đó, nền kinh tế đang có rất nhiều biển chuyển, các ngành nghề ngày càng phát triển và gia tăng cùng với tiến trình toàn cầu hóa khiến cho việc phân bổ ngành nghề của các trường đại học vốn không còn đúng và gây ra những khó khăn cho sự nghiệp của những sinh viên sắp ra trường.
Một trong những lời khuyên mà J.J. Selingo đưa ra gần sát với câu nói của Richard Arum- nhà xã hội học : “ Sự lựa chọn quan trọng nhất mà sinh viên có thể đưa ra là liệu họ có đang trải qua quãng thời gian học đại học theo con đường xã hội, hay đang đầu tư vào con đường học tập.” Lịch trình đến tuổi trưởng thành hơn đã không còn là điều bất thường nữa. Việc những người ở độ tuổi thiếu niên và đầu độ tuổi 20 sẽ sử dụng thời gian đó như thế nào để tích lũy các kỹ năng mà nền kinh tế cần và nhà tuyển dụng mong muốn, sẽ quyết định họ trở thành Người chạy nước rút, Người lang thang hay Người đi theo hàng lối trong 10 năm sự nghiệp đầu tiên của họ.

Xem thêm: Muốn khởi nghiệp lớn đàn ông nên đọc 4 cuốn sách này

Cuốn sách sẽ thật sự phù hợp cho những ai đang mong muốn có một câu trả lời cho những hoang mang và lo lắng của mình về những chặng đường tiếp theo của cuộc sống, và còn phù hợp hơn với những bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Mặc dù, những dẫn chứng và lập luận mà J.J. Selingo hiện đang có giá trị hiện thời ở nước Mỹ, nhưng tôi tin rằng, nó cũng đã đem lại những giá trị rõ ràng cho toàn bộ sinh viên trên khắp thế giới và cho cả sinh viên Việt Nam như chúng ta.
Cuối cùng, xin gửi tới các bạn những điều nho nhỏ này:
“ Never give up on Yourself
Find ways to be kind Yourself
Before giving all your love to others give some to Yourself
Be there for Yourself”