Rate this post

Thần thoại là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân hóa cách hoặc những sinh thể có linh hồn, mặc dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Nếu bạn là một người đam mê với những câu chuyện thần thoại thì đây là một cuốn sách mà bạn không thể nào bỏ qua được. Cuốn sách “ Thần với chả thoại” sẽ đem lại cho bạn những điều thú vị.

Giới thiệu cuốn sách “ Thần với chả thoại”

    Cuốn sách “ Thần với chả thoại” là một tác phẩm kế lại những mẩu chuyện mà hầu như không ai biết đến hoặc rất ít người biết đến về các thần thoại nổi tiếng như: thần thoại Hy Lạp, thần thoại Bắc Âu, thần thoại Ai Cập, thần thoại Celtic và thần thoại Nhật Bản. Hơn nữa là tác giả có bổ sung thêm một số chi tiết khiến cho những mẩu chuyện thêm thú vị hơn. Đồng thời trong những mẫu chuyện tác giả cũng đưa những nhận xét của mình để cho chúng ta nhìn nhận các vị thần một cách toàn diện hơn.

   Cuốn sách gồm có 6 chương lớn bao gồm: thần thoại Hy Lạp, thần thoại Bắc Âu, thần thoại Ai Cập, thần thoại Celtic, thần thoại Nhật Bản và chương cuối cùng là phần phụ lục kèm theo các tranh vẽ cổ điển về thần thoại.

thần với chả thoại

Nội dung của cuốn sách “ Thần với chả thoại”

Chương đầu tiên “Thần thoại Hy Lạp”

Đào sâu về tâm lý, hình tượng, cũng như những góc khuất và những xung đột cá nhân. Chúng ta có vị thần Zeus, một vị thần anh dũng, có công lớn lập nên triều đại của các vị thần, nhưng lại là một người có đời tư tai tiếng, là một người ‘trăng hoa” Cũng như vị thần Apollo, ai cũng nghĩ đó là một vị thần hoàn hảo, nhưng ai biết được chuyện tình duyên lại vô cùng trắc trở bỏi vì tính kiêu ngạo của mình. Hay là thần Hera, một nữ thần hôn nhân và gia đình nhưng lại có máu “hoạn thư”. Sau những mẩu chuyện nhỏ, tác giả còn đưa ra cho người đọc những bài học trong cuộc sống. Và cũng thông qua những mẩu chuyện này bạn sẽ biết được nguồn gốc của một số các biểu tượng ngày nay như: cây gậy có hình con rắn biểu tượng của ngành y,…

Chương thứ hai  “ Thần thoại Bắc Âu”

Nói về những mẩu chuyện trong cuộc sống thường ngày của các vị thần. Chúng ta có mẩu chuyện về công cuộc đòi lại cây búa của thần Thor, thần Odin kẻ mưu mô tàn độc, câu chuyện về những người tình của Loki và cả những đứa con của gã thần chuyên lừa lọc này. Hay như cả câu chuyện của nữ thần Freya vì đi tìm chồng đến nỗi khóc cả ra vàng. Và cả câu chuyện về những đứa con trong những chuyến du hí của thần Heimdall.

Chương thứ ba là “ Thần thoại Ai Cập”

Trước khi bước vào những mẩu chuyện nhỏ thì tác giả sẽ cung cấp cho bạn đôi chút thông tin về “thần thoại Ai Cập” để bạn có thể hiểu rõ hơn. Qua những mẩu chuyện nhỏ về thần thoại Ai Cập bạn sẽ biết được thần Isis là hình tượng của một người mẹ, một người vợ nhưng thực chất lại là một người mưu mô thâm hiểm. Hay như cuộc chiến tranh đoạt ngai vàng và công lý giữa hai chú cháu Horus và Seth mà ít người biết đến. Và cả câu chuyện của tên ác nhân Seth em trai của thần Osiris.

Chương thứ tư là “Thần thoại Celtic”

“Trong thần thoại của người Celt, thì hầu hết họ đều nói về một thế giới nằm ngoài chiều không gian của chúng ta, nơi mà phép thuật vẫn tồn tại”. Cuốn sách này tác giả đã chọn một số những câu chuyện để truyền tải tới độc giả, nó giống như là một tiền đề để dẫn tới thế giới của thần thoại Celtic đầy bí ấn và nhiệm màu. Qua những mẩu chyện này bạn sẽ biết được câu chuyện về tình tay ba của Tristan và Isolde với công chúa Ireland. Hay như là câu chuyện tuyển chồng của thần Rhiannon, một nữ thần của mặt trăng,…Và cả câu chuyện của vị vua “mơ mộng” Bran về những cô gái nên đã tìm tới “ hòn đảo phụ nữ”.

Chương thứ năm “Thần thoại Nhật Bản”

Thần thoại Nhật Bản được coi là “nền thần thoại của các linh hồn” cũng bởi vì nó xoay quanh quan niệm của người Nhật Bản đó là “ Vạn vật hữu linh” Tác giả đã không lược bỏ những yếu tố đấy đi, để giúp cho độc giả có thế có cái nhìn về tư tưởng tâm linh của người Nhật Bản. Qua những mẫu chuyện như cuộc hôn nhân tồi tệ giữa thần Izanagi và thần Izanami. Hay như là thần thoại Nhật Bản sẽ rất mỏng nếu như thần Susannoo bớt trẻ trâu lại. Và cả câu chuyện thử thách oái oăm của công chúa Kaguya-hime.

Chương cuối

Là phần phụ lục với những bức tranh cổ điển của thần thoại hy lạp. Những bức tranh có màu sắc màu sắc, hài hòa bắt mắt mô tả những chi tiết nhỏ trong các mẩu chuyện giúp thu hút độc giả hơn.