Rate this post

Là chiếc nôi văn hóa lớn của thế giới với kho tàng văn hóa, văn học cổ điển phong phú, đa dạng và chiều sâu, Trung Quốc có rất nhiều tác phẩm văn học đi vào lịch sử được nhiều độc giả ở các nước yêu thích. Nổi bật trong số đó là “Tứ đại danh tác” nổi tiếng được sáng tác theo hình thức tiểu thuyết chương hồi, bao gồm “Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thuỷ Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng”. Hôm nay bạn đọc hãy cùng Sách vui điểm lại từng tác phẩm này để có cái nhìn toàn diện hơn nhé!

Tam quốc diễn nghĩa

Là tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14, Tam quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190-280), tác phẩm gồm 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư.Tác giả đã dựng nên những nhân vật lịch sử, điển hình của thời đại như Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tôn Quyền, Chu Du.

tu dai danh tac 2 Tứ đại danh tác nổi tiếng nhất của Trung Quốc
Ảnh: Nguồn Internet

Với văn phong giản dị, sáng sủa. Những cảnh tuyết ở Ngọa Long Cương, nước ở Đàn Khê, lửa ở Xích Bích, khói ở Hoa dung đều được vẽ thành những bức tranh tuyệt diệu. Tác phẩm đã nói lên lòng tha thiết của nhân dân mong muốn được sống một cuộc đời hạnh phúc, thanh bình, thống nhất.

Thủy hử

Thủy hử nghĩa đen là “bến nước”, chỉ bến nước bãi đầm Lương Sơn Bạc, một địa danh ở tỉnh Sơn Đông. Tác phẩm ra đời đã hơn 600 năm, viết về cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời Bắc Tống, thế kỷ 12, do Tống Giang lãnh đạo. Đây là cuộc khởi nghĩa có thực trong lịch sử, quy mô và tác động của nó rất lớn.

tu dai danh tac 4 Tứ đại danh tác nổi tiếng nhất của Trung Quốc
Ảnh: Nguồn Internet

Điều khiến Thủy hử trở nên ly kỳ, hấp dẫn là ngoài tính cách đa dạng của nhân vật, các tình tiết còn mang nhiều tính bất ngờ, thú vị cho người đọc. Ở Việt Nam, bản dịch Thủy hử của Á Nam Trần Tuấn Khải được nhiều người yêu thích nhất bởi văn phong hàn lâm, trau chuốt.

Tây du ký

Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc, được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590. Tiểu thuyết thuật lại chuyến thỉnh kinh ở Tây Trúc của nhà sư Huyền Trang dưới sự phò tá của các đồ đệ, trong đó có Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng.

tu dai danh tac 3 Tứ đại danh tác nổi tiếng nhất của Trung Quốc
Ảnh: Nguồn Internet

Trong tiểu thuyết Tây du ký, Huyền Trang được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Ông đã giải thoát Tôn Ngộ Không khỏi núi Ngũ Hành, rồi lần lượt thu nạp các đệ tử Trư Bát giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã (trong hình thể con ngựa).

Hồng lâu mộng

Được biết đến là một trong “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc, Hồng lâu mộng ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 18, đời nhà Thanh. Tác phẩm có 120 hồi, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách. Hồng lâu mộng còn có một số tên khác như Thạch đầu ký, tức chuyện Thần Anh đầu thai xuống hạ giới trả nợ tình duyên rồi lại trở về kiếp đá; Kim Ngọc kỳ duyên vì Bảo Thoa có vàng, Bảo Ngọc có ngọc nên Bảo Ngọc lấy Bảo Thoa là “Kim Ngọc kỳ duyên”.

tu dai danh tac 5 Tứ đại danh tác nổi tiếng nhất của Trung Quốc
Ảnh: Nguồn Internet

Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong tám năm. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mọt ruỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ.

Nguồn: Sachvui.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *