Rate this post

Sachvui.vn Review Audio

Có lần đọc thấy một mẩu truyện về cách hai chú nhím giữ ấm cho nhau được chụp từ cuốn này nên Biển tò mò mua về đọc thử, ngoài ra cũng hy vọng cuốn sách này có thể góp phần cải thiện tư duy hạn hẹp và chậm chạp của Biển.

Thế nhưng, so với cuốn “Nghệ thuật tư duy rành mạch” thì “Tầm nhìn hạn hẹp bắt chẹt tư duy” không hiệu quả bằng, thứ duy nhất khiến Biển thích là bìa sách, gợi cảm hứng vẽ một bức tranh.

Cuốn sách này gồm 77 câu chuyện ngắn trích từ nhiều nguồn như truyện cổ Nhật Bản & TQ; Cổ học tinh hoa; điển tích Phật giáo, Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo… và cải biên lại theo ý tác giả, chia thành những phần rõ rệt như “Suy nghĩ thấu đáo và quyết định sáng suốt”, “Tác phong làm việc và ý nghĩa công việc”, Dục vọng và cách tiết chế”, “Thách thức và sự bền bỉ”… Người đọc có thể xem mục lục để chọn bất kỳ phần nào muốn đọc chứ không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối.

Xem thêm: 10 Cuốn sách hay 2021 nên đọc

Cuối sách tác giả có nói rõ rằng “bản gốc câu chuyện có thể có những từ ngữ hay cách diễn đạt mang tính phân biệt đối xử nếu được đặt ở thời kỳ đương đại nhưng tôi xin được trích dẫn nguyên văn”.

Ảnh chụp Màn hình 2021 03 29 lúc 9.10.29 SA Tầm nhìn hạn hẹp bắt chẹt tư duy - Tomohiro Toda

Biển không tán đồng cách làm này. Nếu đã viết sách cho người trẻ đọc, cung cấp một số kỹ năng mềm hoặc những tư tưởng cách tân thì nên đưa vào sách những điều hợp với thời cuộc. Có vài mẩu chuyện khiến Biển cảm thấy bất mãn. Biển hiểu là hầu hết truyện cổ Nhật Bản không quá chú trọng đến tính chất đạo đức mà chủ yếu khuyên con người nên giữ vững ý chí để tiến lên phía trước (có khi bất chấp thủ đoạn), nhưng cứ khư khư giữ lấy những tư tưởng cổ hủ mà không để ý gì đến sự linh hoạt, cố chấp không vận dụng những điều mới mẻ để cuộc sống dễ chịu hơn – Biển nghĩ đây là những điều lỗi thời không nên đưa vào sách cho độc giả thế kỷ 21.

Sách có vài đoạn hơi lê thê về chuyện xây dựng TP trên Mặt Trăng hoặc về điện nguyên tử, vượt ngoài tầm của Biển. (Chắc tầm nhìn của Biển hạn hẹp thật nên chưa dung chứa nổi những kiến thức vĩ mô đó).

Có lẽ tác giả chú trọng và muốn giữ gìn nét văn hóa truyền thống Nhật Bản, cho nên cuốn sách này có vẻ thích hợp với độc giả Nhật. Tuy nhiên, đối với một bộ phận giới trẻ Nhật nổi loạn, học cao hoặc ưa thích văn hóa phương Tây thì những điều được truyền đạt trong sách này cũng trở nên cứng nhắc, cũ kỹ và ít người có hứng thú làm theo. Lỡ mua thì đọc chơi cho biết, ít ra cũng gỡ gạc được cái bìa sách khá đẹp..

Nguồn: Hội Review dạo [Sách]